TRAFFIC Logo

 

Pangolin scales seized by Malaysia Customs. Pangolins are the world's most trafficked mammal, a million have been poached in the last decade to satisfy Asian demand for their products © TRAFFIC

buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp tăng cường ứng phó với tội phạm buôn bán, săn bắn động thực vật hoang dã bất hợp pháp

Pangolin scales seized by Malaysia Customs. Pangolins are the world's most trafficked mammal, a million have been poached in the last decade to satisfy Asian demand for their products © TRAFFIC

i

  English 

cuộc khủng hoảng về bảo tồn trong thời đại ngày nay

Nạn buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp đang tàn phá động thực vật hoang dãđa dạng sinh học ở nhiều quốc gia trên thế giới, vì những kẻ săn trộm, buôn lậu và các băng nhóm tội phạm có tổ chức theo đuổi lợi nhuận bằng mọi giá để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Hoạt động buôn lậu và buôn bán các sản phẩm từ động thực vật hoang dã như ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê, xương hổ, mật gấu, và gỗ cẩm lai đang gây ra sự suy giảm chưa từng thấy ở một số loài động, thực vật hoang dã quý, hiếm. Chúng tôi luôn cố gắng nắm bắt mọi cơ hội để xác định, ngăn chặn và truy tố các hành vi buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp.

8–21 tỷ USD

Là ước tính của Liên Hợp Quốc về tổng giá trị buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp hàng năm

Chúng tôi đấu tranh với tội phạm và nạn buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp trong toàn bộ chuỗi thương mại - từ nguồn cung đến thị trường tiêu thụ.

Chúng tôi làm việc với các cơ quan thực thi trong chuỗi cung ứng để đảm bảo họ có khả năng phát hiện, xác định và ngăn chặn các hoạt động buôn bán bất hợp pháp. Dưới đây là một số biện pháp chính mà chúng tôi thực hiện nhằm giảm thiểu nạn săn trộm và buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp.

Danh sách các loài bị đe dọa bởi nạn buôn bán bất hợp pháp

Tê tê

Ước tính có khoảng một triệu cá thể tê tê đã bị giết trong vòng một thập kỷ qua, con số này khiến chúng trở thành loài động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới.

Những sinh vật nhút nhát này bị săn trộm ở châu Á và châu Phi để lấy vảy và các bộ phận cơ thể, việc tiêu thụ tê tê được xem như biểu tượng của sự giàu có hay một thần dược trong y học cổ truyền, thậm chí chúng còn bị bắt sống để nuôi nhốt như thú cưng. Chúng tôi đang nỗ lực tuyên truyền các biện pháp nhằm ngăn chặn nạn săn bắt, tiêu thụ tê tê bừa bãi góp phần bảo tồn sự sống cho loài động vật này.

thông tin khác vềt Tê tê

Ground pangolin Smutsia temminckii, pangolins are predominantly poached for their scales and meat © Darren Pietersen / African Pangolin Working Group

i

Tê giác châu Phi

Tê giác đen và tê giác trắng là những động vật to lớn mang tính biểu tượng đặc trưng của Châu Phi; chúng là những động vật ăn cỏ hiền lành đã từng có mặt ở khắp lục địa.

Sau nhiều năm là nạn nhân của nạn săn trộm tàn ác của các nhóm tội phạm có tổ chức để lấy sừng, cả hai loài tê giác châu Phi hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên và rất cần được bảo vệ. Chúng tôi nỗ lực giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở châu Á và phát triển các sáng kiến để đấu tranh với nạn săn trộm và buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp.

thông tin khác về Tê giác châu Phi

An African Black Rhino Diceros bicornis, poached for their horn © Richard Edwards / WWF-UK

i

Voi châu Phi

Voi châu Phi được biết đến là loài bị ảnh hưởng nặng nề bởi tội phạm động thực vật hoang dã và nạn buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp, khoảng 90% quần thể voi châu Phi đã bị giết hại trong vòng một thế kỷ qua.

Những nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn cuộc tấn công tàn khốc đối với quần thể voi châu Phi đã đạt được những kết quả khả quan nhất định. Tuy nhiên, nhu cầu về ngà voi vẫn tồn tại, cùng với đó những kẻ buôn lâu cũng có các thủ đoạn tinh vi và hành vi tàn độc hơn bao giờ hết. Bằng cách đóng cửa các thị trường ngà voi trong nước – nhân tố đẩy mạnh nạn săn trộm, chúng ta có thể thực hiện những bước tiến quan trọng để chấm dứt cuộc tàn sát đã kéo dài hàng thập kỷ qua.

thông tin khác về Voi châu Phi

African Elephant Loxodonta africana, is mostly poached for its tusks © naturepl.com / Tony Heald / WWF

i

hổ

Quần thể hổ đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi nạn săn trộm, buôn bán bất hợp pháp, xung đột giữa động thực vật hoang dã và con người và mất sinh cảnh sống. Trước kia chúng khá phổ biến ở khắp các quốc gia châu Á, nhưng hiện ước tính chỉ còn khoảng 3.800 cá thể trong tự nhiên.

TRAFFIC giám sát hoạt động buôn bán hổ bất hợp pháp và nhận thấy rằng trung bình mỗi năm có khoảng 110 cá thể bị đưa vào chuỗi thương mại bất hợp pháp ở châu Á trong 16 năm qua. Từ những phát hiện này, các quốc gia thành viên CITES hiện đang cam kết loại bỏ việc nuôi hổ vốn đang góp phần vào nạn buôn bán bất hợp pháp và kích thích nhu cầu sử dụng các bộ phận cơ thể hổ. Bất chấp những động thái tích cực như vậy, vẫn còn một rất nhiều việc cần làm để giúp những con hổ hoang dã thoát khỏi tình trạng nguy cấp.

thông tin khác về hổ

Seized Tiger skins in Chitwan National Park, Nepal © Mark Atkinson / WWF

i

gỗ nhiệt đới

Gỗ là sản phẩm từ thực vật hoang dã được buôn bán rộng rãi nhất trên toàn thế giới, một lượng đáng kể trong số này bị khai thác và buôn bán bất hợp pháp.

Việc quản lý hoạt động thương mại nhằm đảm bảo gỗ được khai thác và buôn bán hợp pháp đang gặp phải những thách thức không nhỏ. Đặc biệt là các mối đe dọa đối với các loại gỗ nhiệt đới, chẳng hạn như các loài gỗ trắc. Ở một số quốc gia, bao gồm Cộng hòa Madagascar và Cameroon, nạn khai thác bừa bãi gỗ quý đang xảy ra ở mức báo động, đi kèm với nạn phá rừng, làm suy giảm đa dạng sinh học và đe dọa sinh kế của người dân địa phương.

thông tin khác về gỗ nhiệt đới

Rosewoods, such as this from Madagascar, are in high demand from markets in Asia © naturepl.com / Nick Garbutt / WWF

i

Bào ngư

Bào ngư Nam Phi (Haliotis midae) là loài được xuất khẩu nhiều nhất trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới. 95% sản lượng bào ngư của Nam Phi được xuất khẩu sang Hồng Kông để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hoặc tiếp tục tái xuất khẩu..

Các cuộc điều tra của TRAFFIC gần đây cho thấy khoảng 65% sản lượng bào ngư xuất khẩu của Nam Phi bị khai thác bất hợp pháp và có sự tham gia của các tổ chức tội phạm, thậm chí cả các băng nhóm ma túy. Việc này gây tổn hại cho cả cộng đồng địa phương lẫn quần thể bào ngư.

thông tin khác về Bào ngư

South Afriucan Abalone Haliotis midae, consumed in Hong Kong and mainland China as a delicacy © Derek Keats

i

tin tức và tài liệu về hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp

Phần lớn hoạt động của chúng tôi hướng đến  hỗ trợ các chính phủ và cơ quan thực thi phát hiện và ngăn chặn các hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp. Tham khảo một số tài liệu và tin tức gần đây ở phần dưới.

Các báo cáo mới nhất liên quan đến hoạt động BUÔN BÁN ĐỘNG THỰC VẬT HOANG DÃ BẤT HỢP PHÁP

TRAFFIC thường xuyên theo dõi và phân tích hoạt động buôn bán bất hợp pháp, vì vậy phần lớn các báo cáo của chúng tôi liên quan đến tội phạm động thực vật hoang dã. Dưới đây là một số ví dụ gần đây có liên quan cụ thể đến tội phạm và nạn săn trộm động thực vật hoang dã.

Truy cập thư viện của chúng tôi để xem toàn bộ ấn phẩm của TRAFFIC.

những thay đổi tích cực

Cần nâng cao nhận thức của cộng đồng và các cơ quan có thẩm quyền và hành động ở cấp cơ sở nhằm đảm bảo tương lai của các loài nguy cấp, quý hiểm khỏi nguy cơ tuyệt chủng do năng lực quản lý kém hay thu hái không bền vững.

Chiến lược 2017–2020