TRAFFIC Logo

 

Tê giác trắng nuôi thả ở Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi © Christiaan van der Hoeven / WWF-Hà Lan

Tê giác Châu Phi Bảo tồn tê giác Châu Phi và nạn buôn bán sừng tê giác toàn cầu

Tê giác trắng nuôi thả ở Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi © Christiaan van der Hoeven / WWF-Hà Lan

i

  English 

Bảo tồn tê giác đen và tê giác trắng Châu Phi

Việc bảo tồn tê giác Châu Phi là một trọng tâm trong các vấn đề về buôn bán động, thực vật hoang dã hơn một thập kỷ qua. Mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của tê giác trong tự nhiên là nạn săn trộm để thỏa mãn nhu cầu về sừng tê giác của người sử dụng, chủ yếu là từ Châu Á.

Hiện tại, có khoảng 20.000 cá thể tê giác trắng ở Châu Phi, thuộc nhóm Gần bị Tuyệt chủng theo IUCN. Thật đáng buồn là quần thể hoang dã cuối cùng còn lại của phân loài tê giác trắng phía bắc sẽ sớm bị tuyệt chủng vì chỉ còn hai cá thể cái đang bị nuôi nhốt.

Hiện Châu Phí vẫn có khoảng 5.000 cá thể tê giác đen, được IUCN phân loại là Cực kỳ Nguy cấp, với ba phân loài còn sót lại: Tê giác đen phía Đông (Eastern Black Diceros b. michaeli), tê giác đen phía Nam trung bộ (South-central Black D. b. minor) và tê giác đen phía Tây nam (South-western Black D. b. bicornis). Phân loài tê giác đen phía Tây đã được xác nhận tuyệt chủng vào tháng 11/2011. Tăng cường thực thi pháp luật và xây dựng chính sách là cần thiết để ngăn chặn các quần thể tê giác Châu Phi còn lại bị tuyệt chủng.

số lượng tê giác ở Châu Phi từng được ước tính khoảng 100.000 cá thể

ngày nay, mỗi ngày có 3 cá thể tê giác bị săn trộm

Việt Nam

và Trung Quốc là hai trong số các thị trường tiêu thụ sừng tê giác chính

96%

tê giác đen đã bị săn trộm từ năm 1972 đến 1996

2.149

sừng tê giác đã bị thu giữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn cầu từ năm 2010 đến 2017

3 cá thể tê giác

bị săn trộm mỗi ngày chỉ riêng ở Nam Phi

khủng hoảng bắt đầu

Hầu hết tê giác Châu Phi hiện được tìm thấy ở Nam Phi, chiếm 79% tổng số tê giác toàn Châu Phi, cùng với các quốc gia quan trọng khác là Namibia, Kenya và Zimbabwe.

Công việc của chúng tôi được triển khai tại các quốc gia này và nhiều địa điểm khác, bao gồm hoạt động phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật để phát triển các kỹ thuật phát hiện và pháp y, hỗ trợ chính phủ xây dựng các thỏa thuận chính sách nhằm ngăn chặn nạn buôn bán trái pháp luật xuyên quốc gia đang diễn ra phức tạp và tàn nhẫn.

Năm 2017, TRAFFIC công bố bằng chứng mới đáng lo ngại cho thấy mạng lưới tội phạm có nguồn gốc từ Trung Quốc hoạt động tại Nam Phi đã chế tác sừng tê giác tại địa phương thành chuỗi hạt, vòng đeo tay, vòng cổ và bột để tránh bị phát hiện và cung cấp các sản phẩm làm sẵn cho người sử dụng ở Châu Á, chủ yếu ở Việt Nam và Trung Quốc. Sự xuất hiện của thị trường mới ở Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại và đặt ra những thách thức mới đối với cơ quan thực thi pháp luật.

nạn săn trộm tê giác ở Nam Phi

Từ năm 1990 đến 2007, trung bình mỗi năm có 13 cá thể tê giác bị săn trộm tại Nam Phi; ngày nay, mỗi ngày có khoảng 3 cá thể bị săn trộm.

Vườn quốc gia Kruger của Nam Phi trước đây từng bị thiệt hại nặng nề do những vụ săn trộm, số liệu chính thức từ năm 2015 cho thấy số vụ săn trộm không tăng, số lượng cá thể bị giết trộm trong công viên giảm. 70% số tê giác bị săn trộm tại quốc gia này trong năm 2015 xảy ra ở tại Kruger, con số này trong năm 2017 đã giảm xuống 60%.

Mặc dù nạn săn trộm tại Kruger có xu hướng giảm nhưng số lượng tê giác bị săn trộm Nam Phi lại không hề thay đổi, nguyên nhân được cho là do mức giảm này lại bị bù đắp bằng sự gia tăng số vụ săn trộm ở những nơi khác, đáng chú ý nhất là ở Công viên Quốc gia KwaZulu, trong bối cảnh nhiều cáo buộc tham nhũng tại đây.

Quan điểm về sừng tê giác Nam Phi

Số liệu thống kê chính thức về nạn săn trộm tê giác ở Nam Phi © TRAFFIC

i

nhu cầu tiêu thụ thúc đẩy nạn săn trộm tê giác

Sau khi công bố báo cáo mang tính đột phá năm 2013, chúng tôi vẫn luôn nỗ lực tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác của người sử dụng – yếu tố được cho là đã gây ra cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác.

Báo cáo cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhu cầu này và sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu thành thị giàu có, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi sừng tê giác được coi là biểu tượng của địa vị và được dùng làm quà tặng cho những người có chức quyền. Người ta tin rằng sừng tê giác có thể chữa được nhiều loại bệnh bao gồm cả ung thư, do đó nhu cầu về sừng tê giác càng tăng cao.

Khi các quốc gia đạt được mức độ phát triển kinh tế cao hơn, nhu cầu về sừng tê giác có thể sẽ tăng theo.

Tìm hiểu thêm về các dự án thay đổi hành vi

fighting the trade in rhino horn
Play

fighting the trade in rhino horn

báo cáo liên quan đến SỪNG TÊ GIÁC

Tham khảo ấn phẩm, báo cáo và bài viết mới nhất của ​​TRAFFIC về hoạt động bảo tồn tê giác và buôn bán sừng tê giác.

Truy cập thư viện của chúng tôi để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.

ROUTES
ROUTES

Sáng Kiến Đối Tác Nhằm Giảm Cơ Hội Vận Chuyển Bất Hợp Pháp Các Loài Nguy Cấp Của USAID (ROUTES) gắn kết sự tham gia của các doanh nghiệp vận tải, hậu cần, các cơ quan chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật, các tổ chức bảo tồn, giới học thuật và các nhà tài trợ để cùng chung tay ngăn chặn nạn buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã qua đường hàng không.

ROUTES

ReTTA
ReTTA

Dự án Giảm các mối đe dọa thương mại đối với động, thực vật hoang dã và hệ sinh thái của Châu Phi hoạt động với mục tiêu xác định các xu hướng trong thương mại bất hợp pháp hoặc không bền vững đồng thời hỗ trợ xây dựng các giải pháp quốc gia và quốc tế để bảo vệ động, thực vật hoang dã.

ReTTA

thay đổi chính sách và các hoạt động hiện tại:

Kể từ khi TRAFFIC lần đầu tiên cảnh báo về sự gia tăng đáng báo động của nạn săn trộm tê giác, chúng tôi đã luôn đi đầu trong việc ngăn chặn bằng cách theo dõi các xu hướng buôn bán và hỗ trợ các chính phủ, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chống lại nạn săn trộm và buôn bán.