TRAFFIC Logo

 

Red-rumped Parrot Psephotus haematonotus, imported through Europe for the global pet trade

Châu Âu hoạt động trong lĩnh vực giám sát thương mại và thúc đẩy hợp tác thực thi quốc tế

Red-rumped Parrot Psephotus haematonotus, imported through Europe for the global pet trade

i

  English 

TRAFFIC tại Châu Âu

Châu Âu là một trong những thị trường có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động thực vật hoang dã lớn và đa dạng nhất, đóng vai trò là thị trường tiêu thụ và trung tâm trung chuyển các sản phẩm động thực vật hoang dã.

Việc xoá bỏ kiểm soát biên giới nội bộ kể từ khi hình thành Liên minh châu Âu (EU) đã tạo ra những con đường và cơ hội mới cho tội phạm động thực vật hoang dã xuyên biên giới. Bọn buôn lậu đang tích cực tìm kiếm các phương pháp và tuyến đường buôn lậu mới để tránh bị phát hiện, do đó, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là hoạt động hợp tác quốc tế chặt chẽ. Chúng tôi đang xác định các mối đe dọa từ hoạt động buôn bán và tiêu dùng không bền vững ở châu Âu, cũng như hỗ trợ các chính phủ trong nỗ lực phát hiện và ngăn chặn hoạt động buôn bán bất hợp pháp.

lĩnh vực tập trung hiện tại:

giám sát thương mại, tăng cường hợp tác thực thi, thu hái thực vật hoang dã bền vững

giới thiệu về các ưu tiên của chúng tôi

Chúng tôi có văn phòng tại bốn quốc gia châu Âu, với trụ sở chính tại Cambridge, Anh.

Thị trường buôn bán động thực vật hoang dã hợp pháp của Liên minh Châu Âu được ước tính trị giá 100 tỷ Euro một năm, bao gồm động vật sống, cây cảnh, gỗ nhiệt đới, thực phẩm, da, ngà voi, đồ mỹ thuật và thuốc có nguồn gốc từ thực vật hoang dã. Việc giám sát hoạt động buôn bán và đảm bảo thực hiện hiệu quả các quy định của CITES là ưu tiên cao tại các văn phòng Châu Âu của chúng tôi.

Mặt khác, Châu Âu cũng là nguồn cung cấp và là trung tâm trung chuyển của hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp, bọn buôn lậu thường sử dụng đường biển và sân bay Châu Âu để buôn lậu các sản phẩm động thực vật hoang dã bất hợp pháp từ châu Phi đến châu Á. Nền tảng Trao đổi thông tin về tình hình buôn bán động thực vật hoang dã tại Liên minh Châu Âu của TRAFFIC (EU-TWIX) là công cụ giúp các cán bộ thực thi pháp luật Châu Âu phát hiện, truy tố và ngăn chặn các hành vi buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp.

Chúng tôi hoạt động tại khắp các nước thành viên Liên minh Châu Âu và các nước lân cận

i

địa chỉ liên hệ của chúng tôi ở Châu Âu

Bỉ

+32 2 340 0927
Enable JavaScript to view protected content.

Hungary

+36 1 214 5554 (Ext 126)
Enable JavaScript to view protected content.

Trụ sở chính của TRAFFIC (Anh)

+44 (0)1223 277427
Enable JavaScript to view protected content.

Katalin Kecse-Nagy, Director - Europe

Cơ chế kiểm soát biên giới lỏng lẻo ở bất kỳ một nước thành viên Liên minh Châu Âu nào cũng sẽ tạo ra cơ hội cho những kẻ buôn lậu tuồn các sản phẩm động thực vật hoang dã vào thị trường chung của Liên minh Châu Âu, vì vậy, rất cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước thành viên

Katalin Kecse-Nagy, Director - Europe

một số lĩnh vực tập trung liên quan đến hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã ở châu Âu

Tìm hiểu những ưu tiên chúng tôi đang triển khai liên quan đến hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã ở châu Âu và liên kết tới các dự án lớn hơn của chúng tôi.

Hoạt động buôn bán các sản phẩm có nguồn gốc từ động thực vật hoang dã tại châu Âu vô cùng đa dạng, từ các nguyên liệu và các vị thuốc có nguồn gốc từ động, thực vật hoang dã đến các loài chim và vật nuôi nguy cấp, quý hiếm. Với vị thế là quốc gia sở hữu, sản xuất và tiêu thụ chủ yếu hương, dược liệu, Đức có thể xem là một ví dụ điển hình với giá trị nhập khẩu các mặt hàng này lên tới 250 triệu đô la Mỹ chỉ trong năm 2015.

TRAFFIC đang hỗ trợ triển khai FairWild Standard với mong muốn thiết lập khuôn khổ cho việc khai thác bền vững thực vật hoang dã ở một số nước Châu Âu – đặc biệt là một số cộng đồng nghèo khó nhất Châu Âu, nơi mà sinh kế chủ yếu dựa vào hoạt động khai thác thực vật hoang dã. Hỗ trợ việc thực hiện các quy định của CITES và các cơ quan thực thi là một ưu tiên lớn khác ở Châu Âu, cũng như đánh giá xu hướng thương mại và các sản phẩm mới có nguồn gốc từ động thực vật hoang dã.

danh mục các dự án bảo tồn của chúng tôi ở châu Âu

Nền tảng Trao đổi thông tin về tình hình buôn bán động thực vật hoang dã

Đảm bảo sự hợp tác hiệu quả và nhanh chóng giữa các cơ quan thực thi Châu Âu là yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp.

Công cụ Trao đổi thông tin về tình hình buôn bán động thực vật hoang dã (EU-TWIX) của TRAFFIC hỗ trợ trao đổi thông tin và chuyên môn nhanh chóng giữa các cán bộ thực thi Châu Âu thông qua nền tảng trực tuyến, giúp phát hiện và truy tố tội phạm động thực vật hoang dã.

more about EU-TWIX

Elephant ivory seized by UK enforcement agencies © WWF-UK / James Morgan

i

Quỹ FairWild

TRAFFIC là đối tác sáng lập của Quỹ FairWild— một khung thực hành tốt nhất cho việc thu hái bền vững, có đạo đức và trách nhiệm đối với các sản phẩm thực vật hoang dã.

Đồng thời Quỹ giúp bảo vệ các loài mục tiêu, hệ sinh thái và chính người thu hái khỏi các hoạt động khai thác quá mức. Tiêu chuẩn FairWild và chứng nhận FairWild đang được triển khai trên toàn Châu Âu, cũng như ở Châu Phi, Châu Á và các nơi khác.

more on FairWild

Dự án LENA

Dự án Kinh tế địa phương và bảo tồn thiên nhiên tại khu vực Danube (LENA) đang thực hiện Tiêu chuẩn FairWild tại các khu vực được bảo vệ trên toàn khu vực Danube.

Người thu hái thực vật hoang dã ở Hungary, Bulgaria, Slovenia và Serbia được đào tạo về kỹ thuật thu hái bền vững. Ngoài ra, dự án có hoạt động gắn kết sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương để tăng khối lượng sản phẩm bán lẻ sử dụng nguyên liệu thực vật hoang dã bền vững.

more on LENA

báo cáo mới nhất liên quan đến CHÂU ÂU

Châu Âu là một trong số những khu vực tập trung nhiều nhất các hoạt động tiêu thụ và buôn bán các sản phẩm từ động thực vật hoang dã. Tham khảo các ấn phẩm truyền thông mới nhất tại đây.

Truy cập thư viện của chúng tôi để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.