TRAFFIC Logo

 

Rừng ở chân núi Cameroon © A. Walmsley / TRAFFIC

các loài gỗ bảo vệ các loài cây bị đe doạ khỏi nạn khai thác bất hợp pháp và buôn bán không bền vững

Rừng ở chân núi Cameroon © A. Walmsley / TRAFFIC

i

  English 

bảo vệ con người và rừng

Gỗ là hàng hóa nguồn gốc tự nhiên có giá trị nhất thế giới trong thương mại. FAO ước tính tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm từ gỗ toàn cầu năm 2016 ở mức rất cao, khoảng 227 tỷ đô la Mỹ.

Nếu được quản lý hợp pháp và bền vững, hoạt động thương mại gỗ có thể mang lại nguồn thu vô giá cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, đặc biệt là những nước ở Châu Phi và Nam Mỹ, khoảng 50 - 90% sản lượng gỗ bị khai thác và buôn bán bất hợp pháp. Sự quản lý yếu kém của chính phủ, thực thi không hiệu quả và tham nhũng là những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng nghiêm trọng, làm mất đi môi trường sống và doanh thu.

Khoảng 10–30%

hoạt động buôn bán gỗ toàn cầu là bất hợp pháp

gỗ cẩm lai

đang có nhu cầu sử dụng cao trên khắp Trung Quốc và các quốc gia/vùng lãnh thổ lân cận

93%

sản lượng gỗ của Mozambique xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2013 có nguồn từ hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp

ít nhất 350.000

cây đã bị đốn hạ bất hợp pháp ở Madagascar trong giai đoạn 2010–2015

Các hoạt động nhằm bảo vệ rừng

Để bảo vệ các loài cây khỏi tình trạng khai thác bừa bãi và đảm bảo lợi ích của hoạt động thương mại gỗ hợp pháp, bền vững, TRAFFIC đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ các nước và thỏa thuận quốc tế trên toàn cầu.

Ở các quốc gia châu Phi, nơi có một số loài cây nguy cấp nhất và bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới như gỗ mun và gỗ cẩm lai, TRAFFIC đang hợp tác với chính phủ và các cơ quan nhà nước trong việc phát triển và thực hiện các khung pháp lý để đảm bảo thu hoạch và thương mại bền vững. Nhiệm vụ này bao gồm xây dựng các khóa đào tạo về tính hợp pháp cho Cục Lâm nghiệp của Cameroon (MINFOF).

TRAFFIC cũng đang hỗ trợ công việc của Ủy ban Lâm nghiệp Trung Phi (COMIFAC), cung cấp kiến thức chuyên môn về đánh giá chính sách và pháp lý, giám sát buôn bán gỗ bao gồm buôn bán trái pháp luật, nâng cao năng lực và đào tạo, hỗ trợ thực hiện Công ước CITES.

gỗ chất đống bên ngoài Douala, Cameroon © A. Walmsley / TRAFFIC

i

các loại gỗ và mục đích sử dụng chính

Gỗ Châu Phi

Tháng 2/2017, TRAFFIC công bố báo cáo phân tích tính bền vững và quản lý tài nguyên gỗ quý ở Madagascar. Báo cáo có tiêu đề Đảo gỗ: Buôn bán gỗ cẩm lai và gỗ mun ở Madagascar, phân tích rằng tình trạng bất ổn chính trị, sự quản lý yếu kém của chính phủ cùng việc thiếu kiểm soát hoạt động lâm nghiệp và việc không áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với những kẻ buôn lậu đã dẫn đến hiện trạng nguồn gỗ hoàn toàn không được kiểm soát.

Tìm hiểu thêm về tình hình khai thác gỗ của Madagascar ở đây.

Tháng 6 năm 2015, TRAFFIC phối hợp cùng WWF tổ chức Diễn Đàn Thường Niên Về Thương Mại Gỗ Đông Phi Lần Thứ 3. Sự kiện này được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về gỗ và sự gia tăng về dòng giao dịch liên quan đến gỗ và sản phẩm từ gỗ trong và ngoài Đông Phi. Diễn đàn không chỉ thảo luận về giải pháp trực tiếp giải quyết các vấn đề nêu trên, mà còn hướng tới cách tiếp cận phối hợp liên vùng để thúc đẩy thông tin liên lạc và hợp tác trên toàn khu vực, giữa các quốc gia và các cơ quan trong khu vực.

Gỗ Châu Á

Thương mại gỗ là hoạt động rất sôi động tại Châu Á và một số báo cáo TRAFFIC đã điều tra việc buôn bán hợp pháp và bất hợp pháp các loài gỗ Châu Á trên thị trường.

Các báo cáo bao gồm báo cáo về hoạt động buôn bán Gỗ nước (Merbau) và Gỗ Ramin (PDF, 2,8 MB), hai loại gỗ cứng nhiệt đới Đông Nam Á được dùng phổ biến ở Châu Âu làm sàn gỗ và các sản phẩm trang trí như khung tranh. Các loài như gỗ thông đỏ (PDF, tiếng Trung Quốc, 2,3 MB), một loại cây thanh tùng, bị khai quá mức trong một thời gian ngắn sau khi phát hiện trong gỗ có chất chống ung thư rất giá trị, gỗ đàn hương ở Ấn Độ bị xuất khẩu bất hợp pháp sang các nước láng giềng và gỗ trầm hương, một loại nhựa thơm được tìm thấy bên trong thân của một số loài cây Châu Á, là những ví dụ về các sản phẩm ngoài gỗ bị khai thác triệt để ngoài tự nhiên.

video về hoạt động buôn bán gỗ

Timber trade
Play

Timber trade

Protecting the world's forests and those who need them

Thương mại gỗ bền vững
Thương mại gỗ bền vững

Chúng tôi đang nỗ lực thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp và có trách nhiệm. Thông qua hoạt động tăng cường kiến thức địa phương, quy định quốc gia và năng lực thực thi, chúng tôi giúp bảo vệ các khu rừng trên thế giới và động, thực vật sinh sống trong các khu rừng đó.

Thương mại gỗ bền vững

FairWild
FairWild

Quỹ FairWild được thành lập năm 2008 để thúc đẩy việc sử dụng bền vững các loại thực vật được khai thác tự nhiên trong thương mại và đảm bảo lợi ích công bằng cho các cộng đồng khai thác.

FairWild