TRAFFIC Logo

 

Cá ngừ vây xanh phía bắc © Brian J. Skerry / National Geographic Stock / WWF

các loài thủy sản khác Hướng tới truy xuất nguồn gốc và tính bền vững trong hoạt động thương mại hàng hải

Cá ngừ vây xanh phía bắc © Brian J. Skerry / National Geographic Stock / WWF

i

duy trì quần thể các loài thuỷ sản

Giống như tình trạng buôn bán các loài động, thực vật hoang dã khác, việc thiếu các quy định hiệu quả và mức độ hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng là các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm rất lớn trong quần thể các loài động vật thủy sản hoang dã trên toàn thế giới.

Biện pháp truy xuất nguồn gốc trong buôn bán cá và thuỷ sản, những hạn chế phù hợp trong kỹ thuật khai thác tận diệt và hạn ngạch được bổ trợ về mặt khoa học sẽ giúp tạo ra bước ngoặt đáng kể nhằm đảo ngược tình trạng khai thác quá mức trên biển và đại dương mà chúng ta hiện đối mặt.

65% lượng bào ngư

khai thác từ Nam Phi là bất hợp pháp

những loài bị đe dọa nhiều nhất

Hoạt động đánh bắt không bền vững, tình trạng thiếu hiểu biết về loài và khối lượng các loài thuỷ sản được khai thác, mua bán là hai trong số những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng của đại dương.

Bên cạnh các loài cá mập và cá đuối bị đánh bắt nhiều, Cá ngừ Vây xanh Miền Nam (Thunnus maccoyii) và Bào ngư Nam Phi là hai loài có nguy cơ cao bị tuyệt chủng do nạn buôn bán bất hợp pháp và không bền. Ngoài tác động khiến các loài suy giảm và mất đa dạng sinh học, thương mại biển không bền vững đang phá hủy sinh kế trong tương lai của nhiều người.

Bào ngư khô bày bán ở Hongkong, được tiêu thụ rộng rãi như một món ăn ngon © Wilson Lau / TRAFFIC

i

các loài ưu tiên

hướng tới nghề cá bền vững

cá ngừ vây xanh

Cá ngừ vây xanh là loài lớn nhất trong họ cá ngừ, có thể sống tới 40 năm, lặn sâu 40.000 feet và di cư qua các đại dương trên thế giới.

Thịt cá ngừ vây xanh được ưa chuộng như một món ngon trong các nhà hàng sushi và sashimi ở Nhật Bản, Thượng Hải và Bắc Kinh. Ngoài việc chống lại các mối đe dọa do đánh bắt cá bất hợp pháp, chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo các quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu hoặc đánh bắt cá ngừ vây xanh được quản lý bằng các biện pháp hạn chế mạnh mẽ để tránh dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài đang bị đe dọa này.

BÁO CÁO VỀ CÁ NGỪ

Cá ngừ đông lạnh bán tại chợ cá Tsukiji, Tokyo, Nhật Bản © Michel Gunther / WWF

i

bào ngư

Bào ngư là một loài ốc biển sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm, phát triển chậm và sinh sản muộn, do đó nó rất dễ bị khai thác quá mức. 

Vài năm gần đây chúng ta thấy tình trạng khai thác bất hợp pháp tăng mạnh, đặc biệt là bào ngư Nam Phi, để đáp ứng nhu cầu từ thị trường Châu Á. Các báo cáo TRAFFIC gần đây đã phát hiện ra rằng phần lớn việc khai thác bào ngư ở Nam Phi là bất hợp pháp và được thúc đẩy bởi các băng nhóm tội phạm Trung Quốc. Trong rất nhiều trường hợp, những băng nhóm này đổi methamphetamine lấy bào ngư với những kẻ săn trộm địa phương.

BÁO CÁO VỀ BÀO NGƯ

Bào ngư sống © Adelle Roux

i

cá chình

Các loài cá chình, bao gồm cá chình Châu Âu (European Eels Anguilla Anguilla) và cá chình mun (Shortfin Eels Aguilla bicolor), được tiêu thụ và giao dịch với khối lượng đáng kể tuy nhiên số liệu xuất, nhập khẩu thường có biến số rất lớn.  

Các thị trường tiêu thụ cá chình nổi bật nằm tại Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục, Hongkong và Nhật Bản. Trước đây, việc nuôi và buôn bán cá chình ở Đông Á chủ yếu là với các loài bản địa, nhưng do sự khan hiếm ngày càng tăng nên các nước đã nhập khẩu nhiều loài Châu Âu và Mỹ. Chuỗi cung ứng cá chình toàn cầu đã bị xáo trộn bởi sự tham gia của bọn tội phạm, với các vụ bắt giữ các lô hàng sống bất hợp pháp xảy ra thường xuyên. Ước tính cá chình Châu Âu đã bị suy giảm từ 90-95% theo Sách đỏ IUCN™, điều này khẳng định sự cần thiết phải có hệ thống truy xuất nguồn gốc và hệ thống pháp lý trong các chuỗi thương mại.

BÁO CÁO VỀ CÁ CHÌNH

Một trang trại cá chình ở Nhật Bản © V. Crook / TRAFFIC

i

trứng cá tầm

Trong số 27 loài cá tầm được liệt kê trong Sách đỏ của IUCN, 16 loài là cực kỳ nguy cấp.

Nhu cầu không bền vững về trứng cá muối có nguồn gốc hoang dã, nhất là ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Liên bang Nga và Hoa Kỳ, đang khiến quần thể loài này suy giảm một cách nghiêm trọng. Hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp và hệ thống đánh giá, kiểm định trứng cá không hiệu quả là những yếu tố dẫn đến tình trạng thương mại bất hợp pháp và không bền vững.

BÁO CÁO VỀ TRỨNG CÁ TẦM

tin tức, dự án và báo cáo về các loài thủy sản

cần áp dụng biện pháp truy xuất nguồn gốc, bảo đảm tính hợp pháp và tính bền vững để duy trì quần thể thuỷ sản. Tìm hiểu các hoạt động mới nhất của chúng tôi hướng tới những giải pháp này

báo cáo liên quan đến CÁC LOÀI THUỶ SẢN

Tham khảo báo cáo của TRAFFIC về buôn bán thuỷ sản và việc áp dụng khung truy xuất nguồn gốc.

Truy cập thư viện để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.

Cơ sở Dữ liệu Trao đổi Thông tin về Hoạt động Buôn bán Động, Thực vật Hoang dã
Cơ sở Dữ liệu Trao đổi Thông tin về Hoạt động Buôn bán Động, Thực vật Hoang dã

Cơ sở Dữ liệu Trao đổi Thông tin về Hoạt động Buôn bán Động, Thực vật Hoang dã Châu Phi và Châu Âu là những công cụ trực tuyến được phát triển để hỗ trợ trao đổi thông tin và hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thực thi pháp luật.

EU / Africa TWIX

Sáng kiến Cá mập và Cá đuối toàn cầu
Sáng kiến Cá mập và Cá đuối toàn cầu

Mục tiêu của GSRI là đến năm 2025, tình hình bảo tồn cá mập và cá đuối thế giới được cải thiện, chấm dứt sự suy giảm, ngăn chặn sự tuyệt chủng và có thêm các cam kết bảo tồn đối với hai loài này trên toàn cầu.

GSRI