TRAFFIC Logo

 

Chống Tham Nhũng yếu tố thúc đẩy nạn buôn bán và tội phạm động, thực vật hoang dã

  English 

tham nhũng: vấn đề cốt lõi của tội phạm động thực vật hoang dã

Những năm gần đây, chúng ta thấy được ​​sự tác động sâu rộng hơn của tội phạm động, thực vật hoang dã đối với khía cạnh quản trị, phát triển kinh tế, nguồn thu nhập và an ninh quốc gia.

Việc ngăn chặn tội phạm động, thực vật hoang dã đã được lồng ghép trong các mục tiêu phát triển quốc tế như Chương trình Nghị sự 2030 vì Sự Phát triển Bền vững được Liên Hợp Quốc thông qua tại Nghị quyết năm 2017, kết nối trực tiếp với nạn tham nhũng và dòng tài chính bất hợp pháp. Trong toàn bộ chuỗi cung ứng buôn bán động, thực vật hoang dã bất hợp pháp, tham nhũng luôn được xem là yếu tố thúc đẩy nạn tội phạm động thực vật hoang dã.

Nick Ahlers, Africa Programme Director

Tham nhũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với công tác bảo tồn động, thực vật hoang dã hiện nay, kích thích nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp trên khắp các châu lục

Nick Ahlers, Africa Programme Director

Tackling corruption related to wildlife crime is an international priority—but corruption in wildlife crime is a complex problem and is still relatively poorly understood. This briefing gives a short introduction to the subject and outlines some of the promising strategies WWF and partners U4  Anti-corruption Resource Centre, and TRAFFIC are exploring.

download the briefing paper

Sáng kiến Chống Tội phạm Động, Thực vật Hoang dã của TRAFFIC và WWF cung cấp kiến thức cơ bản, thực tế về tham nhũng và tại sao tham nhũng lại là vấn đề cản trở hoạt động bảo tồn động thực vật hoang dã, góp phần khởi xướng các dự án có thể giảm nạn tham nhũng liên quan đến động, thực vật hoang dã.

Tham khảo báo cáo tổng quan về nạn tham nhũng liên quan đến bảo tồn động thực vật hoang dã.

nạn tham nhũng liên quan đến động thực vật hoang dã

Tham nhũng làm gia tăng nạn săn trộm và buôn bán trái pháp luật động thực vật hoang, là mối đe dọa đối với hoạt động bảo tồn động, thực vật hoang dã trong nhiều năm, cản trở các cơ quan thực thi pháp luật , Hải quan, cho tới người lao động trong khu vực tư nhân và các quan chức chính phủ. 

Vấn đề đã và đang nhận được sự quan tâm thích đáng, với các cam kết mang tính đột phá như cam kết của các nhà lãnh đạo G20 năm 2017, đánh dấu việc tăng cường các nỗ lực quốc tế để giải quyết vấn đề này. Hội nghị London 2018, quy tụ những người đứng đầu các chính phủ từ khắp nơi trên thế giới, cũng đã coi cuộc chiến chống tham nhũng trong buôn bán động, thực vật hoang dã là ưu tiên chính.

Tuy có được sự quan tâm và cam kết ở cấp độ cao như vậy, nhưng biến lời nói thành hành động thực tế phức tạp hơn rất nhiều, đặc biệt là khi phải đối mặt với những động cơ sâu xa của nạn tham nhũng. Điều này liên quan đến việc giải quyết các vấn đề đằng sau nạn hối lộ và tống tiền, cũng như các yếu tố khác bao gồm tội phạm tài chính và thực thi pháp luật không hiệu quả. Tại các quốc gia là nguồn cung của động thực vật hoang dã, các cơ quan quản lý và bảo vệ động, thực vật hoang dã không được trang bị đầy đủ và không được trả công thích đáng, dẫn đến khả năng họ kiếm thêm thu nhập bằng cách việc tiếp tay cho các hành vi bất hợp pháp. Đây là những vấn đề cản trở việc tố giác, phát hiện tham nhũng của cơ quan thực thi.

Có nhiều công cụ để giải quyết các vấn đề nói trên, bao gồm các công ước quốc tế về chống tham nhũng, hình sự hóa và xử phạt các hành vi tham nhũng, hướng dẫn về luật chống tham nhũng và cải thiện tính minh bạch, bộ tài liệu chống tham nhũng và các tài liệu đào tạo khác. Cần ưu tiên áp dụng các cách tiếp cận này ở các quốc gia có nạn tham nhũng để tránh ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên và động, thực vật hoang dã bị đe dọa.