TRAFFIC Logo

 

Loading of logs in tropical forests' concession, Congo © Michel Gunther / WWF

Loading of logs in tropical forests' concession, Congo © Michel Gunther / WWF

i

Published 02 Tháng mười một 2021

  English 

TỔ CHỨC TRAFFIC HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ HẢI QUAN, KIỂM LÂM VIỆT NAM TRONG GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT NGUỒN GỖ NHẬP KHẨU BẤT HỢP PHÁP TỪ CHÂU PHI

Để đảm bảo tính bền vững của nguồn cung các loài gỗ nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Phi, tổ chức TRAFFIC và Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST) ​​đã tổ chức chuỗi tập huấn nhằm cung cấp những thông tin cập nhật nhất và kĩ năng nhận diện gỗ cho các cán bộ Hải quan và Kiểm lâm.


Giá trị xuất khẩu lâm sản của Việt Nam đứng thứ nhất trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thứ hai châu Á và thứ năm thế giới. Việt Nam hiện có khoảng 4,500 doanh nghiệp chế biến gỗ - 1,500 doanh nghiệp trong số đó hướng đến xuất khẩu - tạo ra gần 500,000 việc làm và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh của đất nước.

Vào tháng 9/2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS). Nghị định đưa ra những tiêu chí và quy trình nhằm đảm bảo tính hợp pháp của chuỗi cung ứng gỗ tuân thủ các quy định quốc tế như Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).

Ông Bruno Cammaert - Điều phối viên Chương trình FLEGT khu vực FAO-EU - cho biết: “Việc thực thi Nghị định VNTLAS có hiệu quả đòi hỏi các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cán bộ Hải quan và Kiểm lâm, có trách nhiệm chính trong việc giám sát và đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu, đặc biệt là gỗ có xuất xứ từ các quốc gia hoặc nguồn cung có rủi ro cao hơn. Để có thể làm tốt được điều này, các bên cần nắm rõ các quy định tại Việt Nam cũng như các quy định về ngành gỗ từ các quốc gia có liên quan khác. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu của dự án hợp tác lần này giữa FAO và tổ chức TRAFFIC.”

Nhằm nâng cao kiến ​​thức cho các cán bộ Hải quan và Kiểm lâm trong việc giám sát và kiểm tra gỗ nhập khẩu, đặc biệt là gỗ nhập khẩu từ Châu Phi, TRAFFIC đã tổ chức tập huấn cung cấp thông tin về thương mại gỗ trên thế giới, các ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam và các quy định quốc tế liên quan đến gỗ hợp pháp cho hơn 200 cán bộ từ 26 tỉnh, thành.

Một cán bộ Hải quan sau khi tham gia tập huấn đã chia sẻ: “Khóa học rất bổ ích cho công việc chuyên môn của tôi vì tôi phải trực tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra hồ sơ lâm sản và chịu trách nhiệm thông quan lô hàng gỗ, đặc biệt là gỗ nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam. Sau lớp tập huấn, tôi đã hiểu rõ các quy định mới về quy trình, thủ tục, hồ sơ nhập khẩu gỗ theo Nghị định 102 và Hiệp định VPA/FLEGT về loài rủi ro, rủi ro địa lý và đặc biệt là cách nhận biết gỗ nhập khẩu theo tên gọi.”

Để hỗ trợ cho khóa đào tạo, tổ chức TRAFFIC đã phối hợp với VNForest, Hải quan, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phát triển bộ tài liệu tập huấn Hiệp định VPA/FLEGT - Kiểm soát chuỗi cung ứng gỗ và nhận dạng gỗ cho công chức kiểm lâm và hải quan. Bộ tài liệu đưa ra hướng dẫn về các quy trình và kỹ thuật, chẳng hạn như cách lấy mẫu gỗ để xác định loài, giám sát và xác minh tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu phổ biến nhất, đồng thời cung cấp các bài tập tình huống giúp các cán bộ thực hành cách nhận dạng gỗ.

Phát biểu tại hội thảo kết thúc Dự án, ông Nguyễn Văn Diện - Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp - khẳng định: “Nâng cao năng lực cho cán bộ Hải quan và Kiểm lâm luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. VNForest sẵn sàng tạo mọi điều kiện để dự án đạt được những kết quả đã đặt ra. Chúng tôi hy vọng quan hệ hợp tác giữa TRAFFIC và VNForest sẽ ngày càng phát triển và mở rộng thêm ở nhiều lĩnh vực liên quan khác.”

Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Tuyết Trinh – Giám đốc Văn phòng Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam – chia sẻ: “Đảm bảo rằng nguồn cung cấp gỗ tuân theo các quy định quốc gia và quốc tế là cần thiết để phát triển bền vững các loài này trong tương lai. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn việc khai thác quá mức nhằm duy trì hoạt động thương mại quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo vệ sinh kế của người dân.”


Notes:

Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Để thể hiện cam kết của mình với thị trường này, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).

Cùng với hiệp định này, Quy chế gỗ của EU yêu cầu các nhà nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào EU phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ với các cơ quan có thẩm quyền của EU trước khi vào cảng đầu tiên của EU. Chỉ có hai trường hợp miễn trừ: gỗ phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT. Việc cho phép gỗ bất hợp pháp thâm nhập vào chuỗi cung ứng giữa Việt Nam và EU có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương mại giữa các quốc gia.

Các cam kết chính trong Hiệp định VPA/FLEGT và VNTLAS bao gồm các thủ tục và hồ sơ pháp lý đối với gỗ nhập khẩu; xác định các loài gỗ nhập khẩu có nguy cơ cao và cách phân biệt các loài gỗ nhập khẩu; rủi ro liên quan đến nguồn gốc địa lý; phối hợp giữa Kiểm lâm và Hải quan trong việc quản lý, kiểm soát gỗ nhập khẩu hợp pháp.

Dự án “Nâng cao năng lực cho hải quan và kiểm lâm Việt Nam trong giám sát và kiểm soát nguồn gỗ nhập khẩu bất hợp pháp, đặc biệt là nguồn gỗ từ Châu Phi” được TRAFFIC triển khai dưới sự tài trợ của Chương trình FAO-EU FLEGT.

Giới thiệu về Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO):
FAO là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, đi đầu trong các nỗ lực quốc tế nhằm đánh bại nạn đói, cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực.

Giới thiệu về Tổ chức Hợp tác Quốc tế CHLB Đức (GIZ):
GIZ là tổ chức trực thuộc nhà nước liên bang Đức, được tài trợ chính bởi Chính phủ Đức. GIZ hỗ trợ Chính phủ trong lĩnh vực hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời tham gia vào công tác giáo dục quốc tế trên toàn cầu.


About Food and Agriculture Organisation of the United Nations (FAO)

The Food and Agriculture Organization (FAO) is a specialised agency of the United Nations, supporting the transformation to more efficient, inclusive, resilient and sustainable agri-food systems. The conservation and sustainable use of wild plants and non-wood forest products is a key area of work in the FAO Forestry Division, with the aim of contributing to the sustainable management of the world’s forests, the conservation of biological diversity, and ultimately improving livelihoods, food security and nutrition. 

About GIZ

GIZ on behalf of the German Federal Ministry for Economic Cooperation and Development (BMZ) and the German Federal Ministry for the Environment, Nature Conservation and Nuclear Safety (BMUZ) supports international cooperation for sustainable development and international education work to shaping a future worth living around the world. www.giz.de