TRAFFIC Logo

 

© WWF / Mike Goldwater

buôn bán ngà voi toàn cầu quan điểm của chúng tôi về các vấn đề nổi bật

© WWF / Mike Goldwater

i

  English 

Ngà voi: quan điểm và ưu tiên của chúng tôi

Nạn buôn bán ngà voi toàn cầu và cuộc khủng hoảng săn trộm voi Châu Phi vẫn là một vấn đề nhức nhối của lĩnh vực bảo tồn động, thực vật hoang dã trong nhiều thập kỷ.

Các tổ chức phi chính phủ, cơ quan kiểm lâm và các cá nhân trên toàn thế giới đã rất nỗ lực để ngăn chặn nạn buôn bán ngà voi bất hợp pháp và bảo vệ quần thể voi Châu Phi. Động cơ và yếu tố thúc đẩy nạn buôn bán ngà voi bất hợp pháp đang dần thay đổi và trở nên phức tạp hơn. Nhiều chiến lược và chính sách đã được đề xuất và triển khai. Dưới đây là quan điểm của chúng tôi về các vấn đề nổi bật xung quanh nạn buôn bán ngà voi.

các vấn đề chính:

lệnh cấm trong nước,
tiêu hủy ngà voi,
chế tác tại Châu Phi,
thay đổi hành vi

lập trường của chúng tôi về chính sách đối với ngà voi

Năm 1997, Công ước Quốc tế về Buôn bán các loại Động, thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES) giao cho TRAFFIC triển khai và quản lý Hệ Thống Thông Tin Về Buôn Bán Ngà Và Các Sản Phẩm Từ Voi (ETIS).

Cơ sở dữ liệu này lưu giữ hàng chục ngàn hồ sơ liên quan đến các vụ thu giữ ngà voi và các hành động thực thi pháp luật từ hơn 100 quốc gia, cho phép chúng tôi giám sát và phân tích các xu hướng thương mại và các biến số trên thị trường với độ chính xác rất cao.

Thông qua việc xem xét lịch sử hoạt động của thị trường buôn bán ngà đối với những thay đổi chính sách toàn cầu đồng thời theo dõi sát sao các xu hướng thương mại bất hợp pháp, TRAFFIC cùng các Cơ quan quản lý CITES đã xây dựng các chính sách ưu tiên bảo tồn quần thể voi dựa trên các yếu tố về buôn bán ngà voi thu thập được.

đóng cửa thị trường ngà voi trong nước

TRAFFIC tiên phong trong việc xác định các thị trường ngà voi không được kiểm soát trong nước và hỗ trợ các nỗ lực nhằm ngăn chặn những hoạt động buôn bán bất hợp pháp này.

Tại Thái Lan, chúng tôi đã triển khai một chiến dịch với WWF. Chiến dịch này thu được những kết quả đáng kể trong việc cải cách luật pháp Thái Lan và thu hẹp gần như toàn bộ thị trường ngà voi trong nước. Một ví dụ khác là văn phòng TRAFFIC tại Trung Quốc, cùng với các tổ chức phi chính phủ khác, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lệnh cấm tại Trung Quốc đại lục, nơi nạn buôn bán ngà voi là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng săn trộm voi Châu Phi trong nhiều năm.

Chính sách của TRAFFIC về thị trường nội địa phù hợp với một Nghị quyết CITES quan trọng gần đây (Nghị quyết 10.10 Rev.CoP17). Nghị quyết khuyến nghị rằng thị trường ngà voi nội địa hợp pháp của quốc gia thành viên sẽ tiếp tay cho nạn săn trộm hoặc buôn bán bất hợp pháp, vì vậy, quốc gia đó cần thực hiện các biện pháp thực thi, lập pháp và pháp lý cần thiết để đóng cửa thị trường nội địa.

Như vậy, mặc dù các vấn đề tồn tại trong buôn bán ngà voi ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới, nhưng chúng ta có nguy cơ phân tán sự tập trung cho các khu vực hiện không có nạn săn trộm voi Châu Phi hoặc buôn bán ngà voi. Sự tập trung không đúng chỗ không chỉ làm tổn hao nguồn lực khan hiếm cho các vấn đề bảo tồn khác mà còn làm chệch hướng sự chú ý của các nước đối với những động cơ thúc đẩy nạn săn trộm voi thực sự.

Một điều quan trọng nữa là không nên coi lệnh cấm trong nước là bước cuối cùng của cuộc chiến. Ví dụ, lệnh cấm trong nước của Trung Quốc có vẻ khiến bọn tội phạm chuyển hướng sang các nước láng giềng trong khi vẫn còn những câu hỏi bỏ ngỏ liên quan đến lượng hàng tồn kho hiện tại. Cần thực hiện các cuộc đối thoại và hành động liên tục để ngăn chặn nạn săn trộm voi.

thiêu huỷ ngà voi và công tác kiểm tra

Gabon, Congo và Hoa Kỳ là những quốc gia gần đây đã thể hiện quan điểm của họ về vấn nạn ngà voi thông qua việc tiêu hủy công khai sản phẩm từ ngà voi và ngà voi chế tác.

Có hai ý nghĩa chính đằng sau những sự kiện này: để tránh việc chúng bị đưa trở lại tay bọn tội phạm và để công khai chống lại nạn buôn bán ngà voi và săn trộm ngà voi.

Mặc dù những hành động như vậy là có chủ ý nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy chúng có tác động trong việc ngăn chặn hoạt động tội phạm hoặc ảnh hưởng đến việc tiêu thụ trên thị trường. Trên thực tế, người ta còn suy đoán rằng việc tiêu hủy ngà voi trên thực tế có thể giúp che giấu hành vi tham nhũng trong trường hợp quy trình kiểm tra tồn kho thiếu minh bạch.

Thêm vào đó, việc tiêu hủy các sản phẩm “đồ cổ” từ ngà voi (được chạm khắc hoặc chế tác trước ngày 3 tháng 3 năm 1947) không ảnh hưởng nhiều đến xu hướng thương mại bất hợp pháp hiện tại hoặc nạn săn trộm ngà voi vì sản phẩm có độ tuổi như vậy không hấp dẫn đối với các hệ thống sản xuất ngầm.

TRAFFIC luôn duy trì việc kiểm tra nghiêm ngặt, công bằng trước khi tiêu hủy sản phẩm ngà voi bị thu giữ và việc đốt hoặc nghiền nát được thực hiện cùng với các hành động quốc tế để chống lại nạn săn trộm, buôn lậu và buôn bán ngà voi bất hợp pháp.

sáng kiến thay đổi hành vi

Sự gia tăng của các sáng kiến ​​truyền thông thay đổi hành vi trong những năm gần đây đã được bổ trợ bởi rất nhiều các nghiên cứu học thuật về phương pháp luận xây dựng, ứng dụng và giám sát.

Theo Nghị quyết Res.10.10 của CITES, các quốc gia thành viên cần hỗ trợ hoạt động lập pháp và thực thi liên quan đến buôn bán ngà voi đồng hành với việc triển khai các sáng kiến ​​giảm nhu cầu và thay đổi hành vi. 

TRAFFIC theo đuổi cách tiếp cận dựa trên bằng chứng về thay đổi hành vi, tham vấn các chuyên gia, tiến hành nghiên cứu các thực hành và chiến lược thành công giúp giảm tiêu thụ các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã bất hợp pháp. Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Việt Nam, chúng tôi đã thấy những bước tiến nhất định từ những sáng kiến này.

TRAFFIC đang triển khai bộ công cụ Cộng đồng thực hành Truyền thông thay đổi hành vi trực tuyến cho những cá nhân hoặc tổ chức muốn triển khai các sáng kiến nhằm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã bất hợp pháp. Nền tảng này cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các bên liên quan và các chuyên gia tiếp thị tư liệu, công cụ và diễn đàn thảo luận để thúc đẩy việc áp dụng các thực hành tốt nhất.

Cũng như các chiến dịch thay đổi xã hội khác, điều quan trọng là các sáng kiến ​​này phải được hỗ trợ bởi các cam kết thực thi và lập pháp hiệu quả của chính phủ.

chế tác ngà voi ở Châu Phi

Theo truyền thống, phương thức hoạt động được ưa chuộng nhất của những kẻ buôn ngà voi là vận chuyển trái phép toàn bộ hoặc một phần ngà voi từ Châu Phi đến Châu Á, nơi mà ngà voi sẽ được xử lý và chế tác lại.

Tuy nhiên, các cuộc điều tra gần đây cho thấy có xu hướng đáng báo động về tình trạng ngà voi được xử lý sơ bộ, cắt và hoàn thiện ở Châu Phi trước khi được chuyển đến các thị trường tiêu thụ. Xu hướng này đặt ra những thách thức thực thi rất lớn vì các mảnh ngà nhỏ thường khó bị phát hiện và xác định.

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng các băng nhóm tội phạm có nguồn gốc từ Trung Quốc đã mở cửa hàng ở các nước Châu Phi nhằm đối phó với quy định xiết chặt buôn bán ngà voi bất hợp pháp trong nước và quốc tế. Các cơ quan thực thi pháp luật và hải quan quốc tế phải được cảnh báo về xu hướng mới này đồng thời đưa ra các công cụ cần thiết để chống lại nó một cách hiệu quả.