TRAFFIC Logo

 

Published 23 Tháng tư 2022

  English 

NÂNG CAO NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VỀ ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ

Ninh Bình, Việt Nam – Buôn bán động, thực vật hoang dã (ĐTVHD) trái phép được cho là có mối liên hệ với nạn rửa tiền, tội phạm tài chính, buôn lậu ma túy và buôn người, do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Hôm nay, Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Khóa Đào tạo Giảng viên là các hạt nhân trong công tác đào tạo nâng cao năng lực nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ĐTVHD, truy vết hoạt động buôn bán trái phép, hướng tới những hiệu quả bền vững cho hoạt động kinh doanh ĐTVHD hợp pháp.


Các giảng viên tham gia khóa đào tạo sẽ chia sẻ các bài học kinh nghiệm về cách thức lan tỏa thông điệp thay đổi hành vi chống buôn bán, sử dụng trái phép các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐTVHD tới cộng đồng doanh nghiệp cũng như làm thế nào để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai được các hoạt động bảo vệ môi trường và ĐTVHD.

Sự lớn mạnh của đội ngũ giảng viên và những kết quả về công tác đào tạo mà họ đã đạt được chứng minh tính hiệu quả và các tác động tích cực khi gắn kết cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc bảo tồn ĐTVHD. TRAFFIC cam kết sẽ hợp tác với các giảng viên và VCCI đểphát huy hơn nữa tinh thần và trách nhiệm đối với các vấn đề về xã hội và môi trường của cộng đồng doanh nghiệp hướng đến việc giảm thiểu hành vi sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐTVHD trái phép trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.”

Theo Bà Nguyễn Tuyết Trinh, Giám đốc Văn phòng Tổ chức TRAFFIC tại Việt NamTham gia khóa đào tạo, các giảng viên được cung cấp các thông tin cập nhật về xu hướng buôn bán và tiêu dùng ĐTVHD, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cũng như các thay đổi về luật pháp, chính sách và các quy định của CITES có liên quan.

“VCCI đánh giá cao việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần duy trì đa dạng sinh học và bảo tồn các loài ĐTVHD. Đây cũng chính là một chìa khóa để xây dựng một môi trường kinh doanh an toàn, xanh và bền vững hơn cho Việt Nam.” – trích lời TS Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp, VCCI.

Trong khuôn khổ hợp tác của hai tổ chức, TRAFFIC và VCCI đã thiết lập một đội ngũ giảng viên có năng lực cao và nhiều quyết tâm trong việc thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp tham gia bảo vệ ĐTVHD. Kể từ năm 2015, các giảng viên đã truyền tải thành công thông điệp giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐTVHD trái phép tới 10,000 doanh nhân thông qua 350 khóa đào tạo và khuyến khích 10 doanh nghiệp và 15 lãnh đạo doanh nghiệp trở thành các đại sứ tiên phong cam kết chống lại nạn buôn bán trái phép ĐTVHD.

“Việc truyền tải thông điệp thay đổi hành vi giảm cầu tới lãnh đạo doanh nghiệp và tới các doanh nghiệp là rất quan trọng nhằm truyền cảm hứng và thúc đẩy doanh nghiệp hành động chống lại tội phạm về ĐTVHD. Tôi tin rằng lồng ghép các nội dung về bảo vệ ĐTVHD trong chính sách xã hội của doanh nghiệp là cách tiếp cận hay cần được các doanh nghiệp phát huy triển khai như cách mà họ đóng góp lại cho cộng đồng và thiên nhiên. Bằng cách đó, chính mỗi doanh nghiệp sẽ gây dựng danh tiếng tốt cho mình, tạo dựng được niềm tin của khách hàng và kiến tạo một tương lai thịnh vượng cho thế hệ kế cận.” – trích lời bà Đoàn Thị Phương Thúy, người sáng lập thương hiệu King Craft Việt, khi tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đại diện cho cộng đồng DN tại khóa tập tuấn.

Việc lãnh đạo các doanh nghiệp tiên phong bảo tồn ĐTVHD sẽ giúp tăng cường định hướng cho các doanh nghiệp trong nước tham gia mạnh mẽ hơn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ĐTVHD xuyên suốt chuỗi buôn bán ĐTVHD trong bối cảnh Việt Nam đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong loại hình thương mại này. Điều này cũng sẽ góp phần tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, bền vững hơn cho hoạt động buôn bán các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐTVHD hợp pháp và ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh thái trên toàn cầu.


Notes:

Khóa đào tạo là một phần của Dự án giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ thực hiện trong vòng ba năm tại Việt Nam, do Chính phủ Anh tài trợ thông qua Quỹ Illegal Wildlife Trade Challenge Fund.