TRAFFIC Logo

 

Chống lại tội phạm mạng liên quan đến động, thực vật hoang dã toàn cầu thế giới số cùng chung tay chống buôn bán trực tuyến động, thực vật hoang dã trái pháp luật

  English 

sự phát triển của hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã trái pháp luật

Hoạt động buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã trên toàn thế giới đang dần chuyển sang các nền tảng số và thị trường trực tuyến.

Điều này đặt ra vô số thách thức về quy định, thực thi và bảo tồn khi công nghệ phát triển nhanh chóng vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng buôn bán bất hợp pháp và các băng nhóm tội phạm ẩn danh. Mức độ sâu rộng và đa dạng của các kênh thương mại điện tử và phương tiện truyền thông, và sự trao đổi thông tin nhanh chóng nhưng bảo mật thông qua những kênh này vô tình trợ giúp cho giao dịch của những kẻ buôn lậu, người mua và người bán. Đây là lý do tại sao cần ưu tiên ứng phó với tội phạm mạng liên quan đến động thực vật hoang dã.

20.000

cá thể voi bị giết mỗi năm để đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm từ ngà voi

Giavanna Grein, TRAFFIC Program Officer

Chúng tôi đang hợp tác với các tập đoàn công nghệ trực tuyến lớn nhất thế giới, cùng chiến đấu chống lại tội phạm mạng liên quan đến động, thực vật hoang dã – những kẻ đang tìm cách khai thác các nền tảng trực tuyến để trục lợi từ động, thực vật hoang dã nguy cấp

Giavanna Grein, TRAFFIC Program Officer

mặt tối của công nghệ

Những tiến bộ công nghệ và tính kết nối trên toàn thế giới, cùng với sức mua và nhu cầu đối với các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã bất hợp pháp đang ngày càng tăng, đã giúp kẻ săn trộm dễ dàng vận chuyển hàng hoá đến người sử dụng.

Do đó, thị trường trực tuyến không được kiểm soát sẽ tạo điều kiện cho bọn tội phạm rao bán các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã bất hợp pháp trên toàn cầu. Có thể dễ dàng mua ngà voi, hổ con, và vảy tê tê thông qua một cú nhấp chuột, trả tiền, và vận chuyển.

các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã thường gặp

ngà voi

Hơn 20.000 cá thể voi Châu Phi bị săn trộm để lấy ngà mỗi năm.

Sự gia tăng của chế tác ngà voi của các băng nhóm tội phạm có tổ chức hoặc có nguồn gốc Trung Quốc đặt ra thêm những thách thức đối với cơ quan thực thi quốc tế. Nhu cầu của người sử dụng ngà voi rất đa dạng, từ đồ trang sức như chuỗi hạt, vòng đeo hoặc mặt dây chuyền đến các vật trang trí.

Vòng cổ bằng ngà voi, tài sản của Cơ quan Bảo vệ Cá và Động vật hoang dã của Hoa Kỳ (U.S. Fish & Wildlife Service) © WWF-US / Keith Arnold

i

sản phẩm từ tê tê

Tê tê là động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới, thường xuyên bị săn trộm để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Vảy, thịt và các bộ phận cơ thể tê tê là những sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng, những miếng da được làm từ vảy tê tê là sản phẩm phổ biến trên mạng. Ước tính khoảng một triệu cá thể tê tê bị buôn bán trong thập kỷ qua.

Giày da làm từ tê tê, tài sản của Cơ quan Bảo vệ Cá và Động vật hoang dã của Hoa Kỳ (U.S. Fish & Wildlife Service) © WWF-US / Keith Arnold

i

sừng tê giác

Ở Trung Quốc và Việt Nam, sừng tê giác được đồn thổi với những lợi ích cho sức khỏe. Những năm gần đây, sừng tê giác trở thành một biểu tượng cho tầng lớp trung lưu giàu có và giới doanh nhân thành đạt.

Sừng tê giác chủ yếu được nghiền thành bột, pha loãng với rượu hoặc nước thành dung dịch có thể uống được, hoặc dùng làm tặng phẩm như cốc trang trí hoặc sừng thô. Trong một ngày, có tới ba cá thể tê giác bị săn trộm ở Nam Phi.

Thuốc làm từ sừng tê giác, tài sản của Cơ quan Bảo vệ Cá và Động vật hoang dã của Hoa Kỳ (U.S. Fish & Wildlife Service) © WWF-US / Keith Arnold

i

sản phẩm từ hổ

Quần thể hổ đã có sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng trong 10 năm qua, ước tính số lượng trong tự nhiên chỉ còn khoảng 3.800 cá thể.

Hổ được buôn bán dưới dạng động vật sống, hoặc từng bộ phận như lông, tấm da, móng vuốt, xương hoặc răng, và thường được sử dụng trong ngành y học cổ truyền. Sự phát triển của các trang trại nuôi hổ ở Châu Á đã làm vấn đề thêm trầm trọng, làm tăng nhu cầu và tạo điều kiện đưa hổ hoang dã bị bắt vào chuỗi thương mại.

Răng hổ bị thu giữ ở Malaysia © TRAFFIC

i

chúng tôi là ai

Liên Minh Toàn Cầu Chống Buôn Bán Trực Tuyến Động, Thực Vật Hoang Dã Trái Pháp Luật đã thu hút các tập đoàn công nghệ trên khắp các châu lục hợp tác với các chuyên gia buôn bán động, thực vật hoang dã của WWF, TRAFFIC và IFAW nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã trực tuyến.

Các đối tác của liên minh bao gồm Alibaba, Baidu, Baixing, eBay, Etsy, Facebook, Google, Huaxia Collection, Instagram, Kuaishou, Mall for Africa, Microsoft, Pinterest, Qyer, Rakuten, Ruby Lane, Shengshi Collection, Tencent, Wen Wan Tian Xia, Zhongyikupai, Zhuanzhuan và 58 Group, với sự hỗ trợ của WWF, TRAFFIC và IFAW.

80%

hoạt động buôn bán trực tuyến động, thực vật hoang dã trái pháp luật năm 2020 giảm

tiếp cận đa phương diện

triển khai trên toàn thế giới

Để đạt mục tiêu chấm dứt nạn buôn bán trực tuyến động, thực vật hoang dã bất hợp pháp toàn cầu, chúng ta cần có giải pháp quốc tế mang tính tích hợp cao.

TRAFFIC, WWF và IFAW tổ chức đối thoại giữa các bên để chia sẻ bài học kinh nghiệm và thực hành tốt nhất. Là một chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn động, thực vật hoang dã, chúng tôi cung cấp cho các công ty những dữ liệu cập nhật nhất đánh giá xu hướng thương mại toàn cầu và tại khu vực, tài liệu đào tạo, hướng dẫn chính sách và thông tin giáo dục. Kiến thức chúng tôi thu thập được đã được áp dụng trong khu vực và trên toàn thế giới.

TỘI PHẠM MẠNG TẠI CHÂU Á

African Elephants Loxodonta africana in Zambia © Richard Barrett WWF-UK

i

tin tức và báo cáo về tội phạm mạng toàn cầu

tham khảo tài liệu và báo cáo mới nhất về cuộc chiến toàn cầu chống tội phạm mạng 

báo cáo về TỘI PHẠM MẠNG

Tham khảo báo cáo mới nhất của TRAFFIC về tội phạm động, thực vật hoang dã trên mạng.

Truy cập thư viện của chúng tôi để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.