TRAFFIC Logo

 

Hoa mọc từ ​​rễ cây vuốt quỷ

thực vật hoang dã thu hái bền vững và buôn bán các loài cây thuốc và cây hương liệu

Hoa mọc từ ​​rễ cây vuốt quỷ

i

  English 

Thu hái, buôn bán thực vật hoang dã bền vững, hợp pháp và có đạo đức

Thực vật hoang dã thường là mặt hàng ít được chú ý nhất trong hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã. Các thành phần thực vật tự nhiên được sử dụng vô cùng đa dạng trong thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, y học cổ truyền, làm đẹp, mỹ phẩm và các lĩnh vực khác.

Việc thu hái, chế biến và buôn bán thực vật mang lại thu nhập cho hàng triệu người, hầu hết là các cộng đồng nghèo hoặc thuộc nhóm yếu thế. Công việc này đóng góp trực tiếp cho ngành công nghiệp toàn cầu trị giá hàng trăm tỷ đô la Mỹ. "Những lợi ích vô hình" này tuy vẫn nhận được rất ít sự quan tâm của số đông nhưng điều này có thể đang thay đổi khi xu hướng sản phẩm hữu cơ ngày càng được ưa chuộng. Đây là một lĩnh vực trong buôn bán động, thực vật hoang dã đang rất cần nhận được sự quan tâm thích đáng, nghiên cứu và cam kết từ khu vực tư nhân.

50k–70k

loài cây dược liệu và hương liệu ước tính sẽ được sử dụng trên toàn cầu, nhiều loài được khai thác từ tự nhiên

60–90%

các loài cây dược liệu và hương liệu sử dụng trong thương mại được thu hái từ tự nhiên

chỉ 7%

các loài cây thuốc và cây hương liệu thoát khỏi nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng

1,3 tỷ kg

thành phần thực vật đã được Trung Quốc xuất khẩu chỉ riêng trong năm 2013

~30.000

các loài thực vật có công dụng dược liệu và hương liệu

Thế giới Tự nhiên tại nhà

Báo cáo của TRAFFIC trình bày tổng quan về hoạt động thu hái, buôn bán và sử dụng thực vật hoang dã trên toàn cầu và vai trò của các loài này ngay trong ngôi nhà của chúng ta.

Việc thu hái bền vững thực vật hoang dã có thể mang lại nguồn lực và thu nhập quan trọng cho người nghèo. Thu hái bền vững cũng giúp quản lý hiệu quả các loài và hệ sinh thái khác, mang lại lợi ích cho thế giới động thực vật và con người.

Thế giới Tự nhiên tại nhà

Thực vật hoang dã đang phải đối mặt với những vấn đề gì?

Hoạt động buôn bán thực vật hoang dã vẫn đang phát triển mạnh trong khi tính bền vững hoặc khả năng truy xuất nguồn gốc của các loàI thực vật này chưa được quan tâm thích đáng.

Một đánh giá nhanh về thương mại thực vật hoang dã cho thấy thương mại toàn cầu đã tăng từ 1,1 tỷ đô la Mỹ năm 1999 lên 3 tỷ đô la Mỹ năm 2015. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm "tự nhiên" và "hữu cơ" sẽ gây thêm áp lực cho các loài được khai thác tự nhiên và hệ sinh thái. Sự phức tạp (đôi khi có chủ ý) của các chuỗi buôn bán thực vật hoang dã toàn cầu gây khó khăn cho việc theo dõi khối lượng và loài, đe dọa sự tồn tại của chúng trong tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái sống phụ thuộc vào chúng và sinh kế của người thu hái địa phương.

Quả ngũ vị tử, thường được gọi là quả "ngũ vị", được thu hái tự nhiên ở Trung Quốc và được sử dụng trong các loại thuốc và thực phẩm truyền thống

i

cơ hội và giải pháp cho thực vật hoang dã

quản lý bền vững

Nhiều công ty đang nhận thấy rằng việc đầu tư vào quản lý thu hái thực vật hoang dã và chuỗi cung ứng một cách bền vững sẽ mang lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh.

Tiêu chuẩn FairWild đang là cơ chế hàng đầu về chuyển đổi thị trường thông qua các chương trình chứng nhận và hướng dẫn thực hành tốt nhất, đồng thời giúp gắn kết tất cả bên liên quan về thực vật hoang dã nhằm đảm bảo thực hành có đạo đức và bền vững.

Tìm hiểu thêm về fairwild

sinh kế thay thế

Khai thác thực vật hoang dã bền vững, hợp pháp và có đạo đức có thể mang lại nguồn sinh kế cho các cộng đồng nghèo hoặc khó khăn, mang lại nguồn thu nhập và thúc đẩy bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

Có hàng ngàn cộng đồng trên toàn thế giới đang khai thác thực vật từ tự nhiên qua nhiều thế hệ. Cần hỗ trợ các hoạt động này để bảo tồn kiến ​​thức truyền thống vô giá và thu hút các bên liên quan tại địa phương góp phần bảo tồn thế giới động thực vật hoang dã.

Người Samburu ở Kenya đang thu hái nhựa cây trầm hương hoang dã, được sử dụng rộng rãi trong quy trình làm đẹp và chăm sóc sức khỏe © Akroyd & Harvey / Conflicted Seeds

i

bảo tồn thực vật hoang dã

Có rất nhiều ví dụ cho thấy việc quản lý bền vững các loài thực vật hoang dã mang lại động lực để duy trì môi trường sống của các loài động, thực vật hoang dã khác và hệ sinh thái nói chung.

Tại Trung Quốc, việc áp dụng tiêu chuẩn FairWild trong thu hái ngũ vị tử đang giúp bảo vệ các khu rừng của Gấu trúc khổng lồ. Tại Ấn Độ, một dự án giữa FairWild và Pukka Herbs Ltd. đang được triển khai nhằm bảo vệ cây bàng mốc là nơi làm tổ của loài chim sừng xinh đẹp.

Gấu trúc khổng lồ © naturepl.com / Eric Baccega / WWF

i

các loài thường gặp trong hoạt động buôn bán

Có khoảng 3.000 loài thực vật được buôn bán trên toàn cầu, và hàng nghìn loài khác được tiêu thụ tại địa phương.

Nếu bạn là một doanh nghiệp hoặc người sử dụng, hãy tìm hiểu những loài cây hoang dã hiện có trong chuỗi cung ứng hoặc trong nhà bạn, và kiểm tra xem nguồn gốc và cách sử dụng của chúng có bền vững không! Do hiện có rất nhiều loài thực vật hoang dã đang được sử dụng nên chúng tôi đã xây dựng một danh sách ngắn các loài thường gặp để giúp bạn nhận dạng các loài này...

Bạn có thể làm gì

Khả năng Chữa bệnh của Tự nhiên

tin tức và báo cáo liên quan

tham khảo tin tức, dự án và báo cáo liên quan đến thương mại thực vật hoang dã bền vững

báo cáo về thương mại THỰC VẬT HOANG DÃ

Tham khảo các báo cáo của TRAFFIC về hoạt động thương mại thực vật hoang dã và áp dụng các khung bền vững như Tiêu chuẩn FairWild.

Truy cập thư viện để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.

Dự án LENA
Dự án LENA

Dự án Kinh tế Địa phương và Bảo tồn Thiên nhiên ở khu vực Danube (LENA) đang giúp người thu hái kiếm them thu nhập và bảo tồn kiến ​​thức truyền thống thông qua việc thu hái thực vật hoang dã bền vững.

Dự án LENA

FairWild
FairWild

Quỹ FairWild được thành lập năm 2008 nhằm thúc đẩy việc sử dụng bền vững trong thương mại các loài thực vật được thu hái tự nhiên và đảm bảo lợi ích công bằng cho cộng đồng lao động.

FairWild

Jatamansi project
Jatamansi project

Working with communities to deliver a locally-appropriate market model for the sustainable and legal trade in CITES-listed species such as Jatamansi, to protect biodiversity and local livelihoods.

more on Jatamansi