TRAFFIC Logo

 

Sừng tê giác, Ol Pejeta. Kenya, Châu Phi © Ola Jennersten / WWF-Thụy Điển

buôn bán sừng tê giác quan điểm của chúng tôi về hợp pháp hóa thương mại

Sừng tê giác, Ol Pejeta. Kenya, Châu Phi © Ola Jennersten / WWF-Thụy Điển

i

  English 

sừng tê giác: quan điểm của chúng tôi về thương mại

Việc nới lỏng các lệnh cấm tại một số quốc gia và quốc tế về buôn bán sừng tê giác là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong lĩnh vực bảo tồn.

Hiện tại, hoạt động buôn bán sừng tê giác quốc tế bị cấm theo Công ước CITES, để giảm bớt những lo ngại về nhu cầu ngày càng gia tăng từ các quốc gia Châu Á trong thập kỷ qua dẫn đến cuộc khủng hoảng săn trộm, tàn phá nhiều quần thể tê giác Châu Phi. Việc thị trường sừng tê giác nội địa ở Nam Phi trở lại vào năm 2017 đã tạo nên làn sóng tranh luận về cách thức tốt nhất để giảm thiểu cuộc khủng hoảng có thể khiến tê giác tuyệt chủng trong tự nhiên trong vài thập kỷ. Dưới đây là những suy luận và quan điểm của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến một trong những sản phẩm từ động, thực vật hoang dã sinh lợi nhất của hoạt động buôn bán bất hợp pháp.

các vấn đề chính:

thị trường trong nước

thương mại quốc tế

giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ

Camilla Floros, ReTTA Project Leader

Dường như nhu cầu vô cùng lớn về sừng tê giác của người sử dụng ở Trung Quốc và Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến việc mỗi ngày có đến ba cá thể tê giác bị săn trộm ở Nam Phi nói riêng

Camilla Floros, ReTTA Project Leader

sừng tê giác trong bối cảnh hiện nay

Sự bùng nổ của sừng tê giác trên thị trường động, thực vật hoang dã toàn cầu trong thập kỷ trước đã dẫn đến nạn săn trộm chưa từng thấy khiến quần thể tê giác rơi vào khủng hoảng.

Nhu cầu sử dụng sừng tê giác gần như chỉ có ở các quốc gia Châu Á, trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường tiêu thụ nhiều nhất. Tăng trưởng kinh tế bền vững ở khu vực Châu Á kể từ năm 2008 đã tạo ra một tầng lớp trung lưu thành thị ngày càng giàu có đi kèm với những cơ hội mới để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như nhu cầu mua sắm. Sự chuyển đổi kinh tế này là một trong những yếu tố thúc đẩy nhu cầu mua bán sừng tê giác – một mặt hàng vốn dĩ đã rất khan hiếm - đẩy loài động vật này đến bờ vực tuyệt chủng (trong một số trường hợp, chính vì sự khan hiếm này mà sừng tê giác trở thành mặt hàng rất được ưa chuộng).

Những lời đồn vô căn cứ về tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác đã dẫn đến niềm tin rằng sừng tê giác có thể chữa ung thư, giải độc cho cơ thể hoặc tăng cường khả năng sinh lý của nam giới, khiến nó càng trở nên hấp dẫn đối với người sử dụng. Đặc trưng văn hóa và xã hội của nhu cầu đối với sản phẩm này đã tạo ra một thị trường sinh lợi cao cho bọn tội phạm khai thác, và dẫn tới sự gia tăng của các mạng lưới săn trộm và buôn bán có tổ chức trên toàn cầu.

Khoảng 80% tê giác Châu Phi sống tập trung tại Nam Phi, nơi phải hứng chịu sự tàn sát của nạn săn trộm.

thị trường sừng tê giác trong nước

Cuối năm 2017, Bộ Môi trường (DEA) của Nam Phi đã gỡ bỏ lệnh cấm buôn bánsừng tê giác trong nước sau một chiến dịch chính trị và pháp lý kéo dài của các chủ trang trại tê giác tư nhân, dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt về tác động và ảnh hưởng của việc buôn bán sừng tê giác hợp pháp.

Những người ủng hộ cho rằng thương mại được hợp pháp hóa là một cách tiếp cận khác trong nỗ lực bảo tồn quần thể tê giác đang bị đe dọa bởi nạn săn trộm. Có ý kiến ​​cho rằng doanh thu được tạo ra từ việc bán sừng tê giác có thể giúp đóng góp cho các hoạt động chống săn trộm và mang lại lợi ích cho các nỗ lực bảo tồn động, thực vật hoang dã trên quy mô rộng hơn. Người ta cũng nói rằng hoạt động buôn bán được quản lý có thể giúp giảm tội phạm và cho phép tiêu thụ sừng tê giác được truy xuất nguồn gốc một cách có đạo đức và bền vững.

Mặc dù TRAFFIC hiểu rõ quan ngại mà những người sở hữu tê giác tư nhân phải chịu do chi phí bảo vệ đàn tê giác vô cùng tốn kém, nhưng vẫn có những lo ngại về năng lực quản lý thị trường nội địa hợp pháp của Nam Phi trong bối cảnh các hành vi bất hợp pháp đang diễn ra ở mức độ đáng báo động. Do những khó khăn trước đây mà Nam Phi gặp phải trong việc quản lý hoạt động thương mại hợp pháp một loài bị đe dọa khác, là bào ngư Nam Phi được liệt kê trong Phụ lục III của Công ước CITES năm 2007, cùng với thực tế là quốc gia này không có nhu cầu về sừng tê giác, có thể kết luận không đủ bằng chứng cho thấy thị trường sừng tê giác nội địa của Nam Phi sẽ mang lại lợi ích cho việc bảo tồn loài này.

Thay vào đó, những sửa đổi này có khả năng làm tăng cơ hội cho bọn tội phạm, tạo ra thêm thách thức trong việc thực thi hoặc thậm chí còn làm tăng nhu cầu sử dụng.

vai trò của hoạt động thay đổi hành vi

Cũng như với ngà voi, các sáng kiến thay đổi hành vi nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác đang phát triển với tốc độ rất nhanh.

Từ năm 2011, TRAFFIC đã đi đầu trong việc tổ chức các cuộc thảo luận cấp chuyên gia để kết hợp các ý tưởng và phương pháp tiếp cận mục tiêu nhằm tác động đến hành vi của người sử dụng, xác định nguyên mẫu người sử dụng sừng tê giác và phát triển thông điệp có khả năng gây ảnh hưởng đến động cơ của người sử dụng. Để đảm bảo phương pháp tiếp cận này được áp dụng trên quy mô và thời gian phù hợp, TRAFFIC đang gắn kết sự hợp tác giữa các bên liên quan bao gồm chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp và những người có ảnh hưởng trong xã hội.

Tại Châu Á, bên cạnh các biện pháp thực thi pháp luật và xây dựng chính sách, các sáng kiến đã cho thấy sự cộng hưởng tích cực giữa các nhóm người sử dụng chính và sự nhân rộng ảnh hưởng của "tác nhân thay đổi" có thể làm suy yếu các yếu tố xã hội và văn hóa - nguyên nhân gây ra tội phạm buôn bán động, thực vật hoang dã có tổ chức.

Tìm hiểu thêm về các sáng kiến ​​truyền thông thay đổi hành vi.