TRAFFIC Logo

 

Some of the writing competition contestants

Some of the writing competition contestants

i

Published 21 Tháng sáu 2019

  English 

TRAFFIC Việt Nam vinh danh những bài viết xuất sắc vì sự phát triển bền vững và hợp pháp của cộng đồng y học cổ truyền

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2019: Hôm nay, Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã – Tổ chức TRAFFIC phối hợp với Đại học Y Hà Nội tổ chức Chương trình trao giải Cuộc thi viết online 2019 “Tại sao không nên sử dụng động vật hoang dã trong kê đơn bốc thuốc chữa bệnh”. Cuộc thi, dưới sự tài trợ của Tổ chức WWF Đức, hướng tới việc tìm kiếm những sáng kiến, những ý tưởng hay nhằm chấm dứt việc sử dụng nhiều loài động vật hoang dã được bảo vệ trong các bài thuốc Đông Y tại Việt Nam.


Các thí sinh Võ Thị Tuyết, Ngô Mai Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Tuấn đã có những bài viết xuất sắc nhất trong số 65 bài dự thi gửi tới cuộc thi. Các bài viết này đã đưa ra những gợi ý về việc sử dụng nhiều loài thực vật như những vị thuốc thay thế sừng tê giác và các loài động vật hoang dã khác cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng sinh học hướng tới sự phát triển bền vững của nền y học cổ truyền nói riêng và sự đa dạng sinh học của trái đất nói chung. Bên cạnh đó, các bài viết cũng khẳng định những hệ lụy to lớn của việc săn bắn động vật hoang dã trái phép đối với cộng đồng cư dân địa phương sinh sống phụ thuộc vào thiên nhiên hoang dã và sự cần thiết phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã. 

Thầy Đào Anh Sơn, Chuyên viên Phòng Đào tạo – Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế Giáo vụ khối Y tế công cộng và Dinh dường, Viện Đào tạo THDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy các em sinh viên đã thể hiện sự quan tâm và nhiệt huyết trong việc bảo vệ môi trường, sự đa dạng sinh học và các giống loài hoang dã bằng việc tích cực tham gia cuộc thi này. Việc cộng đồng y học cổ truyền cùng chung tay đấu tranh chấm dứt việc kê đơn các bộ phận và chế phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã tại Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết”.

Các bài viết được chấm dựa trên các tiêu chí như sự rõ ràng, tính logic trong việc lập luận và mức độ truyền cảm của nội dung bài viết. Các thí sinh tham gia cuộc thi phải đăng tải và chia sẻ bài viết của mình trên trang Facebook cá nhân. Các bài viết trong cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của hàng trăm người đọc. Các bài viết xuất sắc nhất sẽ được dịch sang tiếng Anh và được Tổ chức TRAFFIC chia sẻ trên các kênh truyền thông phù hợp.

Dù việc mua, bán và/hoặc tàng trữ các bộ phận và chế phẩm của nhiều loài động vật hoang dã là trái phép nhưng sừng tê giác, vảy tê tê và xương hổ vẫn được coi là các vị thuốc Đông Y tại Việt Nam. Thực tế, tính cho đến năm nay, hơn 40 tấn vảy tê tê đã bị bắt giữ khi được vận chuyển trái phép trong lãnh thổ hoặc vào Việt Nam.

Cuộc thi là hoạt động tiếp nối của Hội thảo đào tạo sinh viên y học cổ truyền về các vị thuốc thay thế động vật hoang dã do Tổ chức TRAFFIC tổ chức vào năm 2018 dưới sự tài trợ của Tổ chức WWF Đức. Khảo sát thực hiện tại Hội thảo này đã cho thấy 85% sinh viên sau khi tham gia Hội thảo khẳng định họ sẽ không kê đơn cũng như tư vấn cho bệnh nhân hoặc người thân sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã so với 68% sinh viên trước khi tham gia Hội thảo. Đây cũng được xem là tiền đề cho việc đã có rất nhiều em sinh viên y học cổ truyền tham gia vào cuộc thi viết năm nay. 

Bà Sarah Ferguson, Giám đốc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi mong muốn hỗ trợ và khuyến khích các em sinh viên y học cổ truyền nghiên cứu và sử dụng các vị thuốc Đông Y bền vững và hợp pháp trong thực hành kê đơn bốc thuốc chữa bệnh. Việc làm này góp phần chấm dứt chuỗi buôn bán trái phép động vật hoang dã đang diễn ra trên toàn cầu đồng thời cung cấp những giải pháp, những cách làm hay để khuyến khích cộng đồng y học cổ truyền tham gia sâu và rộng hơn trong việc bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp”.


Notes:

For more information please contact:

Chị Amanda Quinn, Cán bộ truyền thông, Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam

Về Tổ chức TRAFFIC

TRAFFIC, là một mạng lưới theo dõi giám sát buôn bán động thực vật hoang dã, hoạt động để đảm bảo việc buôn bán động thực vật hoang dã không đe dọa tới bảo tồn thiên nhiên. TRAFFIC phối hợp chặt chẽ với các tổ chức sáng lập của mình là IUCN và WWF, đóng góp tích cực vào các mục tiêu bảo tồn thông qua một mối quan hệ đối tác độc đáo có sự tham gia đóng góp đáng kể của cả hai tổ chức bảo tồn toàn cầu này. www.traffic.org


About TRAFFIC

TRAFFIC is a leading non-governmental organisation working to ensure that trade in wild species is legal and sustainable, for the benefit of the planet and people.