TRAFFIC Logo

 

Seized poached elephant tusks and poacher's weapons, Oyem, Gabon © WWF / James Morgan

tội phạm động, thực vật hoang dã ngăn chặn mạng lưới săn trộm và buôn lậu động, thực vật hoang dã quốc tế

Seized poached elephant tusks and poacher's weapons, Oyem, Gabon © WWF / James Morgan

i

  English 

hoạt động chống tội phạm động, thực vật hoang dã

Tội phạm động, thực vật hoang dã vẫn luôn là một thách thức với các nỗ lực bảo tồn trong nhiều thập kỷ qua. Nạn săn trộm và khai thác bất hợp pháp, đặc biệt là ở Châu Phi, tiếp tục tàn phá các quần thể động, thực vật hoang dã, đe dọa sự sống còn của các loài như tê giác, voi, tê tê, gỗ cẩm lai và nhiều loài động, thực vật khác.

Nạn buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã là hoạt động buôn bán bất hợp pháp xuyên quốc gia lớn thứ tư trên thế giới, là nguyên nhân thúc đẩy tội phạm động, thực vật hoang dã. Nhu cầu ngày càng gia tăng của người sử dụng, phần lớn từ Châu Á, đối với sừng, ngà voi, xương, da và gỗ quý đang gây ra sự sụt giảm mạnh nhất từ trước đến nay của quần thể các loài động, thực vật hoang dã.

Theo Liên Hợp Quốc, giá trị thương mại của hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã bất hợp pháp hàng năm ước tính là 

7 – 21 tỷ USD

Có thể làm gì để xoay chuyển tình thế?

Cộng đồng bảo tồn hiện được trang bị tốt nhất để có thể gây tác động lên các động cơ và yếu tố thúc đẩy việc tội phạm động thực vật hoang dã.

Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ và toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện cho những kẻ buôn lậu động, thực vật hoang dã và các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức trục lợi từ các lỗ hổng pháp lý và việc thực thi yếu kém.

Để chống lại tội phạm động, thực vật hoang dã, chúng tôi áp dụng cách tiếp cận toàn bộ chuỗi thương mại từ việc hợp tác với WWF trong nỗ lực chống săn trộm ở các quốc gia nguồn đến việc triển khai các biện pháp tác động lên người sử dụng ở các thị trường tiêu thụ. Khoa học hành vi và tiếp thị xã hội giúp định hướng cho các sáng kiến ​​nhằm giảm nhu cầu của người sử dụng đối với động, thực vật hoang dã bất hợp pháp hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng; chúng tôi đang phối hợp với các chính phủ để thực hiện giải pháp vận động chính trị và gây ảnh hưởng, mang lại những thay đổi của luật pháp nước sở tại và quốc tế; quan hệ đối tác với khu vực tư nhân nhằm ngăn chặn nạn buôn bán động, thực vật hoang dã bất hợp pháp trực tuyến hoặc trên các tuyến giao thương; và công nghệ đổi mới đang giúp chúng tôi hỗ trợ các cơ quan thực thi tại hiện trường, trong phòng thí nghiệm và tại tòa án.

Amur leopard Panthera pardus orientalis © naturepl.com / Lynn M. Stone / WWF

i

tìm hiểu thêm về các loài bị ảnh hưởng bởi tội phạm động thực vật hoang dã

Một số dự án phòng chống tội phạm động, thực vật hoang dã của chúng tôi

Liên minh toàn cầu chống buôn bán trực tuyến động, thực vật hoang dã trái pháp luật 

Các mối đe dọa ngày càng tăng từ hoạt động trực tuyến bất hợp pháp đòi hỏi phải có phản ứng phù hợp.

TRAFFIC cùng với WWF và Quỹ bảo vệ động vật quốc tế (IFAW) đã hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới để thực hiện cam kết toàn ngành nhằm giảm 80% nạn buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã trực tuyến vào năm 2020

Liên minh toàn cầu chống buôn bán trực tuyến động, thực vật hoang dã trái pháp luật

Wildlife TRAPS

Dự án Wildlife TRAPS của TRAFFIC được thiết kế để xây dựng và triển khai các nhóm quan hệ đối tác và phương pháp tiên phong nhằm giải quyết nạn tội phạm động, thực vật hoang dã giữa Châu Phi và Châu Á.

Wildlife TRAPS sử dụng các đánh giá có mục tiêu, lập kế hoạch hợp tác hành động và phương pháp tiếp cận sáng tạo để xác định và thúc đẩy các biện pháp can thiệp nhằm phá vỡ các chuỗi buôn bán và mạng lưới tội phạm có tổ chức 

GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN WILDLIFE TRAPS

Dried abalone stored in a glass jar in Hong Kong © Wilson Lau / TRAFFIC

i

Targeting Natural Resources Corruption

Corruption throughout supply chains for wildlife, forests and fisheries is a major obstacle to global transitions towards legal and sustainable trade and harvesting.

The Targeting Natural Resource Corruption (TNRC) project brings together expertise in both conservation and anti-corruption from a consortium led by World Wildlife Fund (WWF) with the U4 Anti-Corruption Resource Centre at the Chr. Michelsen Institute, TRAFFIC, and the Terrorism, Transnational Crime and Corruption Center (TraCCC) at George Mason University.

more about TNRC

ReTTA

Việc giết hại và buôn bán trái phép các loài động, thực vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng là một trong những vấn đề bảo tồn cấp thiết nhất hiện nay. Nhu cầu đối với các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã bất hợp pháp tăng vọt và hoạt động ráo riết của các băng nhóm tội phạm quốc tế đang đe doạ nghiêm trọng sự sinh tồn của các loài động, thực vật hoang dã ở Châu Phi.

Đồng thời, hoạt động thương mại động, thực vật hoang dã hợp pháp chưa được quản lý hiệu quả cũng là mối nguy hiểm đối với một số loài thực vật ít được chú ý. Dự án của TRAFFIC có tên gọi Giảm các mối đe dọa thương mại đối với động, thực vật hoang dã và hệ sinh thái của Châu Phi (ReTTA), có mục tiêu xác định các xu hướng trong thương mại bất hợp pháp hoặc không bền vững đồng thời hỗ trợ xây dựng các giải pháp quốc gia và quốc tế để bảo vệ động, thực vật hoang dã.

ReTTA

Tội phạm động, thực vật hoang dã ở Namibia và Kavango Zambezi

Dự án phòng, chông tội phạm động, thực vật hoang dã ở Namibia và Kavango Zambezi (CWCP) có mục tiêu chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng từ tội phạm động, thực vật hoang dã xuyên quốc gia.

Dự án đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quần thể tê giác và voi quan trọng ở khu vực tây bắc Namibia và các địa điểm dự án trong Khu bảo tồn Kavango Zambezi Transfrontier (KAZA).

Namibia và Kavango Zambezi (CWCP)

Wildlife sniffer dogs

Wildlife detector dogs are proving invaluable in the fight against wildlife crime, and are used in a variety of ways, from anti-poaching units helping rangers in National Parks in Africa, to tracking wildlife contraband in airports. 

For example, detecting hidden ivory among millions of sea containers is like finding a needle in a haystack. We have successfully tested the use of vacuum pump technology that collects vapour traces from containers, sample of which are then taken to trained dogs to determine if contraband is present.

more about wildlife sniffer dogs

Sáng kiến Chống ​​Tội phạm động, thực vật hoang dã

Sáng kiến ​​Chống Tội phạm động, thực vật hoang dã (WCI) là chương trình do TRAFFIC và WWF cùng thực hiện để ngăn chặn các hình thức tội phạm động, thực vật hoang dã có quy mô lớn và có tổ chức.

Sáng kiến giải quyết ba động cơ chính của tội phạm động, thực vật hoang dã gồm: tiêu thụ các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã bất hợp pháp hoặc nguy cấp, khung pháp lý và chính sách kém hoặc không hiệu quả và dòng tài chính bất hợp pháp. WCI được phát triển để phù hợp với xu hướng tội phạm động, thực vật hoang dã đầy biến động, và mô hình cũng đã được triển khai trong khắp lĩnh vực môi trường và an ninh.

Sáng kiến Chống ​​Tội phạm động, thực vật hoang dã

tin tức và báo cáo về tội phạm động thực vật hoang dã

tham khảo các phát hiện, can thiệp và hành động mới nhất của chúng tôi trong cuộc chiến chống tội phạm động thực vật hoang dã các báo cáo về TỘI PHẠM ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ

Phần lớn các báo cáo của chúng tôi bao gồm một số khía cạnh liên quan đến tội phạm hoặc nạn buôn bán bất hợp pháp động, thực vật hoang dã. Đây là danh sách các ấn phẩm mới nhất về nạn buôn bán bất hợp pháp.

Truy cập thư viện của chúng tôi để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.