TRAFFIC Logo

 

Trucks carrying timber wait to offload at Douala port, Cameroon. Cameroon is the major avenue for Congo Basin timber exports to Asia. Photo: TRAFFIC / A. Walmsley

Trucks carrying timber wait to offload at Douala port, Cameroon. Cameroon is the major avenue for Congo Basin timber exports to Asia. Photo: TRAFFIC / A. Walmsley

i

Published 11 Tháng ba 2019

  English 

Dự án của TRAFFIC trang bị công cụ mới cho các bên liên quan nhằm đảm bảo thương mại gỗ bền vững

Hà Nội, Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 2019 – Dự án giảm thiểu xuất khẩu gỗ trái phép của TRAFFIC đã bước vào giai đoạn thứ 2 trong tháng Hai vừa qua. Trong khuôn khổ dự án, một chuỗi các hoạt động được lên kế hoạch thực hiện tại Cameroon, Cộng hòa Công gô, Việt Nam và Trung Quốc.


Dự án tập trung giải quyết các tác động của sự bùng nổ nhu cầu tiêu thụ gỗ nhiệt đới ở Đông Á, đặc biệt là tại Trung Quốc và các thị trường khác trên thế giới.

Năm 2016, Trung Quốc nhập khẩu 48,72 triệu mét khối gỗ tròn và 31,51 triệu mét khối gỗ xẻ - tăng lần lượt 15% và 30% so với năm 2011. Theo dự đoán, con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.

Việt Nam đang gia tăng nhập khẩu gỗ từ lưu vực sông Công gô, đặc biệt là từ Cameroon. Dữ liệu của UN COMTRADE1 cho thấy giá trị nhập khẩu lâm sản có nguồn gốc từ Cameroon của Việt Nam tăng 24% - từ 143 triệu USD vào năm 2015 đến 177 triệu USD vào năm 2016 – đưa Việt Nam trở thành nước nhập khẩu gỗ có nguồn gốc từ Cameroon lớn  thứ 2 sau Trung Quốc. 23% tổng sản lượng gỗ nhiệt đới nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2018 có xuất xứ từ Cameroon.

Trước tình hình số lượng người Trung Quốc tham gia vào quá trình khai thác, chế biến và phân phối gỗ có nguồn gốc từ Trung Phi ngày càng gia tăng, dự án này tập trung vào việc củng cố cam kết của chính phủ Trung Quốc, các quốc gia khối liên minh Châu Âu và các doanh nghiệp trong ngành trong việc đảm bảo tính hợp pháp và bền vững của thương mại gỗ.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng quan tâm tới các vấn đề môi trường liên quan đến lâm sản bao gồm tiêu thụ bền vững và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Xu hướng này góp phần gia tăng sự chú ý của cộng đồng đối với thương hiệu xanh và tiêu chuẩn chứng nhận gỗ.

Trung Quốc hiện đang áp dụng các công cụ chính sách toàn diện nhằm giảm thiểu buôn bán gỗ trái phép và hướng dẫn thương mại gỗ bền vững. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết của người dân về luật pháp quốc gia và quốc tế là một rào cản đáng kể trong quá trình chuyển đổi sang nguồn cung ứng và thương mại gỗ bền vững.

Để giải quyết vấn đề này, TRAFFIC sẽ phát triển một bộ sổ tay pháp lý toàn diện, súc tích và thân thiện với người sử dụng, cùng một số công cụ liên quan nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp gỗ trong công tác thực thi pháp luật và thực hiện giải pháp bền vững. Trong đó, sổ tay pháp lý được xây dựng riêng cho từng quốc gia thông qua quá trình tham vấn các bên liên quan và dựa trên cơ sở pháp lý của Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện (VPAs). Bên cạnh đó, TRAFFIC cũng tổ chức các chương trình tập huấn liên quan cho các tổ chức trong ngành và xã hội dân sự tại Cameroon, Cộng hòa Công gô và Trung Quốc.

Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành tuân thủ luật pháp hiện hành và các cam kết bền vững, dự án cũng cung cấp đầu vào cho các cơ quan hải quan của Cameroon, Cộng hòa Công gô, Việt Nam và Trung Quốc. Việc cung cấp đầu vào sẽ hỗ trợ xây dựng các chương trình đào tạo cho cán bộ hải quan, giúp cán bộ nâng cao hiểu biết trong việc phát hiện buôn bán gỗ trái phép qua biên giới, đồng thời thúc đẩy thương mại lâm sản hợp pháp.

Trước đó, TRAFFIC đã xây dựng bộ Hướng dẫn thương mại gỗ cho hải quan [LINK]. Bộ hướng dẫn này cung cấp cho nhân viên hải quan tổng quan về các vấn đề như nhận dạng gỗ, kịch bản tội phạm khai thác gỗ bất hợp pháp, những rủi ro tiềm ẩn và cách thức hoạt động của tội phạm.

Đào tạo hải quan là một trong những ưu tiên hàng đầu của dự án này. Hợp tác với Cơ quan Hải quan Trung Quốc và Trường Đại học Đào tạo Hải quan Thượng Hải, TRAFFIC xây dựng, địa phương hóa và cung cấp bộ công cụ đào tạo về thương mại gỗ cũng như các tài liệu thiết yếu cho nhân viên hải quan làm việc tại Châu Á và châu Phi.

Các cánh rừng nhiệt đới tại Cộng hòa Công gô và Cameroon đang tiếp tục chịu tác động của khai thác gỗ quá mức và trái phép. Trước tình trạng đó, cộng đồng người dân địa phương là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hoạt động trái phép cũng như các hoạt động không bền vững

Chen Hin Keong, Cố vấn cấp cao về Quản trị và Thương mại rừng tại TRAFFIC cho biết

“Khuyến khích chính phủ cam kết đẩy mạnh chính sách bền vững, đồng thời xây dựng các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp gỗ hoạt động hợp pháp là biện pháp giúp đảm bảo rừng nhiệt đới ở lưu vực sông Công gô được quản lý bền vững, góp phần bảo vệ người dân và sự đa dạng sinh thái cho thế hệ tương lai.”


Notes:

Tìm hiểu thêm về dự án Thúc đẩy chính phủ Trung Quốc và ngành công nghiệp gỗ hành động hướng tới giảm thiểu xuất khẩu gỗ trái phép từ Cameroon, Việt Nam và các nước trung chuyển tại đây.

tìm hiểu thêm

1 http://www.flegtimm.eu/index.php/newsletter/flegt-market-news/73-vietnam-s-rising-significance-as-a-wood-processing-hub.

For more information please contact:

Chị Amanda Quinn, Cán bộ truyền thông, Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam


About FCDO

Foreign, Commonwealth & Development Office. Find out more about them here.