TRAFFIC Logo

 

Published 01 Tháng bảy 2020

  English | Chinese 

Tổ chức TRAFFIC phối hợp với Thư viện Quốc hội

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2020—Hôm nay, Tổ chức TRAFFIC đã phối hợp với Thư viện Quốc hội thuộc Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức một buổi Tọa đàm khoa học về chính sách bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp của một số nước khu vực Châu Á – Kinh nghiệm đối với Việt Nam. Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách và công tác tuyên truyền bảo vệ động thực vật hoang dã, cuộc Tọa đàm thu hút sự tham gia của 35 đại biểu, khách mời, bao gồm các đại biểu Quốc hội, đại biểu đến từ một số cơ quan của Đảng, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên. Cuộc Tọa đàm này nằm trong chuỗi ba hoạt động do Chương trình Động vật hoang dã Châu Á (USAID Wildlife Asia) của USAID chủ trì thực hiện, hướng tới việc chấm dứt nhu cầu tiêu thụ trái phép sản phẩm từ động vật hoang dã tại Việt Nam. 


Nếu cuộc Tọa đàm lần thứ nhất do hai cơ quan trên tổ chức vào tháng 7 năm 2019 tập trung vào phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã thì tại cuộc Tọa đàm lần thứ hai này chú trọng hơn đến việc chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã và phương thức tuyên truyền hiệu quả, cụ thể là việc định hướng một chiến lược tuyên truyền mang tính quốc gia và tập trung vào đối tượng người sử dụng. Các hoạt động truyền thông được coi là phương thức sẽ góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, giảm thiểu và hướng tới chấm dứt nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã. 

Sau cuộc Tọa đàm được tổ chức vào tháng 7 năm ngoái, việc nhìn nhận, đánh giá những hạn chế của quy định của pháp luật và thực trạng tội phạm liên quan đến động vật hoang dã, công tác bảo vệ động vật hoang dã đã có những tiến bộ và được quan tâm hơn. Gần đây nhất, ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/TC-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona gây ra, trong đó có nội dung yêu cầu cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chúng tôi hy vọng rằng buổi Tọa đàm ngày hôm nay sẽ là một kết quả tích cực tiếp theo khi chúng ta có thể trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm quý, bài học hay trong xây dựng chính sách cũng như phương thức tuyên truyền, giáo dục hiệu quả, qua đó làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã tại Việt Nam”.

Phạm Đình Toản, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết

Ông Michael Greene, Giám đốc USAID Việt Nam cũng cho biết: “Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao và ủng hộ các sáng kiến hay và sáng tạo nhằm đấu tranh chống lại tội phạm về động vật hoang dã cũng như giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Tọa đàm hôm nay là bước đệm để những quyết tâm chính trị sẽ được hiện thực hóa thành những hành động cụ thể của mọi cấp chính quyền. Sức ép từ cộng đồng quốc tế và sự bùng phát của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra là những yếu tố thúc đẩy Việt Nam cần sớm có những chính sách mạnh mẽ hơn và những biện pháp hiệu quả nhằm giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã. Chấm dứt nhu cầu sử dụng động vật hoang dã không chỉ là cách bảo vệ sức khỏe của con người khỏi những virus truyền bệnh lạ nguy hiểm mà còn góp phần vào việc bảo tồn, duy trì giống nòi và sự sinh tồn cho nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp” 

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã cho thấy sự chủ động và tích cực trong công tác bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã, phản ánh thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, những quy định mới được ban hành nhằm bảo vệ động vật hoang dã. Trong khu vực, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã khá toàn diện. Từ đầu năm 2018, Bộ Luật Hình sự sửa đổi đã thắt chặt các chế tài xử phạt, tội phạm về động vật hoang dã có thể bị phạt tiền lên tới 15 tỷ đồng (tương đương với 630,000 đô la Mỹ) và bị phạt tù lên tới 15 năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xem là điểm nóng về tiêu thụ và trung chuyển nhiều loài động vật hoang dã. Chính vì vậy, trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và các ý kiến của các đại biểu tham dự, kết quả thu được từ cuộc Tọa đàm khoa học này sẽ được tổng hợp và cung cấp thêm thông tin đến các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong quá trình chuẩn bị và ban hành chính sách, pháp luật liên quan của Việt Nam.


Notes:

Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế USAID 
USAID là cơ quan phát triển quốc tế hàng đầu trên thế giới có vai trò thúc đẩy những thành tựu và kết quả tích cực về phát triển. Các hoạt động của USAID góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và sự thịnh vượng kinh tế của Hoa Kỳ, minh chứng cho tính cách hào phóng của người dân Mỹ và tạo điều kiện để quốc gia nhận viện trợ trở lên độc lập hơn cũng như tăng khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Để biết thêm thông tin, truy cập https://www.usaid.gov/

Chương trình Động vật hoang dã Châu Á của USAID
Chương trình Động vật hoang dã Châu Á của USAID hỗ trợ các giải pháp phòng chống tội phạm buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới. Chương trình hoạt động với mục tiêu giảm nhu cầu sử dụng các bộ phận và sản phẩm từ động vật hoang dã; tăng cường năng lực thực thi pháp luật; nâng cao kiến thức luật pháp và các nghiên cứu về luật; cũng như đẩy mạnh hợp tác khu vực nhằm giảm bớt tội phạm buôn bán động vật hoang dã tại Đông Nam Á, cụ thể là tại các quốc gia Campuchia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Các hoạt động của Chương trình Động vật hoang dã Châu Á của USAID tập trung vào 4 loài động vật hoang dã bao gồm voi, tê giác, hổ và tê tê. Để biết thêm thông tin, truy cập www.usaidwildlifeasia.org


About USAID

The United States Agency for International Development (USAID) is responsible for the majority of overseas development assistance from the United States Government and works to end extreme poverty and promote resilient, democratic societies while advancing security and prosperity for America and the world. www.usaid.gov/

About USAID Wildlife Asia

USAID Wildlife Asia works to address wildlife trafficking as a transnational crime. The project works to reduce consumer demand for wildlife parts and products, strengthen law enforcement, enhance legal and political commitment and support regional collaboration to reduce wildlife crime in Southeast Asia, particularly Cambodia, China, Laos, Thailand and Viet Nam. USAID Wildlife Asia focuses on four species: elephant, rhinoceros, tiger and pangolin. For more information, please visit www.usaidwildlifeasia.org