TRAFFIC Logo

 

Vây cá mập trong quá trình sấy khô ở Hongkong. Hệ thống truy xuất nguồn gốc là rất cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp và bền vững của các sản phẩm như vây cá mập © WWF-Hong Kong / Tracy Tsang

truy xuất nguồn gốc vai trò của truy xuất nguồn gốc đối với hoạt động bảo tồn các loài

Vây cá mập trong quá trình sấy khô ở Hongkong. Hệ thống truy xuất nguồn gốc là rất cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp và bền vững của các sản phẩm như vây cá mập © WWF-Hong Kong / Tracy Tsang

i

  English 

cơ chế hỗ trợ thương mại bền vững

Ở cấp độ cơ bản nhất, hệ thống truy xuất nguồn gốc được sử dụng để đảm bảo chất lượng, sự an toàn và trách nhiệm với môi trường của các sản phẩm.

Công cụ này cung cấp cho người mua thông tin đáng tin cậy, minh bạch và có thể truy cập được về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đồng thời giúp chính phủ, nhà sản xuất, nhà chế biến và nhà bán lẻ tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế. Truy xuất nguồn gốc là công cụ rất phức tạp và đa dạng theo từng loài động thực vật hoang dã, sản phẩm cuối cùng, địa điểm, khối lượng và vô số các yếu tố khác. Truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là với các loài được liệt kê trong Công ước CITES, là yếu tố cực kỳ cần thiết cho những loài cá, gỗ và thực vật hoang dã đang chịu sự khai thác quá mức.

Glenn Sant, Fisheries Programme Leader

Sản phẩm có thể truy xuất được hiểu đơn giản là một sản phẩm có thể xác định nguồn gốc được kiểm chứng thông qua chuỗi cung ứng – đây phải là yêu cầu cơ bản cho các quốc gia có sản phẩm thuỷ sản.

Glenn Sant, Fisheries Programme Leader

định nghĩa về truy xuất nguồn gốc

Theo Tổ Công tác phụ trách về Truy xuất Nguồn gốc của Ủy ban Thường vụ CITES:

"Truy xuất nguồn gốc là khả năng truy cập thông tin về mẫu vật và sự kiện* trong chuỗi cung ứng loài của CITES từ khi thu hoạch đến các giao dịch tiếp theo để các nhà chức trách **, nhà sản xuất và thương nhân có thể chứng minh việc thu mua hợp pháp và các phát hiện không tổn hại."

A dried seafood store in Hong Kong that sells range of products including fish maw, shark fin and a range of other marine species © WWF-Hong Kong / Tracy Tsang

i

* Thông tin này phải thu được từ điểm càng gần điểm thu hoạch càng tốt cho đến điểm cuối của chuỗi cung ứng, tuỳ từng trường hợp, cần lưu ý rằng hệ thống phải được thiết kế cho các sản phẩm cụ thể được truy xuất từ các nguồn cụ thể để chứng minh việc thu mua hợp pháp, các phát hiện không gây bất lợi và ngăn chặn việc hợp pháp hoá các sản phẩm bất hợp pháp.

** Các cơ quan chức năng là đến các cơ quan có thẩm quyền về khoa học, quản lý và thực thi CITES và các cơ quan khác như Hải quan, v.v.

truy xuất nguồn gốc hỗ trợ việc buôn bán các loài được liệt kê trong CITES

truy xuất nguồn gốc trong buôn bán gỗ

Nhiều khu rừng tại Châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng khai thác bất hợp pháp nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, tình hình ngày càng trầm trọng do hệ thống luật pháp phức tạp và khả năng thực thi yếu kém, dẫn đến thương mại không bền vững hoặc không được kiểm soát.

Kết quả là các khu rừng nhiệt đới đang suy giảm nhanh chóng ở các quốc gia như Cameroon và Madagascar, cũng như gây tổn thất rất lớn đối với nguồn thu nhập của các cộng đồng địa phương và quốc gia.

Bên cạnh việc củng cố và nâng cao hiểu biết về các quy định và khung pháp lý quốc gia về gỗ hiện hành, cơ chế truy xuất nguồn gốc đối với nhiều loại sản phẩm gỗ và các loài giúp nagưn chặn việc buôn bán bất hợp pháp và giúp cơ quan Hải quan trên toàn cầu xác định nguồn gốc và tính hợp pháp của sản phẩm gỗ có liên quan.

Cần triển khai tại cả quốc gia nguồn và quốc gia tiêu thụ để đảm bảo việc thống nhất áp dụng bộ quy định truy xuất nguồn gốc, cho phép thực hiện yêu cầu theo từng trường hợp của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.

Nhu cầu về các loại gỗ nhiệt đới như gỗ cẩm lai từ Châu Á tạo ra yêu cầu ưu tiên đối với bảo tồn loài là áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia và quốc tế đáng tin cậy, khả thi để ngăn chặn tác động tiêu cực từ hoạt động buôn bán gỗ bất hợp pháp và không bền vững đến hệ sinh thái và con người.

cá mập và cá đuối: nghiên cứu điển hình về truy xuất nguồn gốc

Cần áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho cá mập và cá đuối trong hệ thống thương mại phức tạp liên quan đến chuỗi sản phẩm và gồm nhiều hình thức sản phẩm được giao dịch.

Trong các trường hợp tương tự, CITES khuyến nghị thực hiện thêm các biện pháp khác ngoài những biện pháp được yêu cầu để cấp giấy phép và chứng chỉ. Các biện pháp bổ sung này được thiết kế để hỗ trợ việc xác định nguồn gốc của sản phẩm, cũng như khuyến khích tăng cường giám sát thương mại. Ví dụ như khuyến nghị về hệ thống gắn thẻ phổ cập để xác định da cá sấu và thực hiện các yêu cầu ghi nhãn phổ quát cho các sản phẩm cá tầm.

Năm 2016, Ban Thư ký CITES đã ủy quyền cho TRAFFIC xem xét các hệ thống truy xuất nguồn gốc được xây dựng cho hoạt động thương mại một số loài được liệt kê trong Phụ lục II của CITES và thông báo xây dựng các cơ chế áp dụng cho cá mập và cá đuối.

Thông qua việc xem xét bốn nghiên cứu điển hình (trứng cá muối, gỗ, ốc xà cừ và da cá sấu), chúng tôi thấy cần phải cân bằng giữa việc thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu / hướng dẫn phổ cập cho các hệ thống truy xuất nguồn gốc và việc đảm bảo sự linh hoạt cho đơn vị áp dụng và các quốc gia thành viên trong việc triển khai các hệ thống phù hợp với bối cảnh địa phương. Do thiếu các tiêu chuẩn phổ cập nên có nhiều hệ thống khác nhau, không có tính liên kết và rất khó để đưa ra được các kết luận truy xuất nguồn gốc đáng tin cậy và minh bạch.

Việc chính phủ các nước chậm tiếp nhận và khó đổi mới đã cản trở quá trình chuyển đổi sang các hệ thống truy xuất nguồn gốc hiện đại, có thể giúp chống lại việc buôn bán cá mập và cá đuối bất hợp pháp hoặc không bền vững. Với hơn 1.000.000 cá thể bị bắt mỗi năm, thời gian không còn nhiều cho các những sinh vật cổ đại này.

truy xuất nguồn gốc thực vật hoang dã

Thực vật hoang dã là sản phẩm ít được nghiên cứu nhất trong thương mại, và là một trong những thành phần tự nhiên “ít được chú ý nhất” nhưng lại được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Theo nghiên cứu gần đây của Sách đỏ IUCN™, chỉ có 7% trong số 300-400.000 loài thực vật được đánh giá theo các tiêu chí có nguy cơ tuyệt chủng và 1/5 trong số đó đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Ước tính khoảng 60-90% cây dược liệu và hương liệu được khai thác tự nhiên. Cần có nghiên cứu sâu hơn về các loài nguyên liệu từ thực vật hoang dã trong thương mại và tình trạng của hệ thống khai thác bền vững hoặc truy xuất nguồn gốc hiện hành.

Rào cản hiện tại đối với việc áp dụng và tuân thủ bao gồm sự thiếu hiểu biết về quy trình CITES cùng với chuỗi cung ứng cực kỳ phức tạp. Ngay cả trong trường hợp sản phẩm thực vật được chứng nhận "hữu cơ" theo Quy định về sản xuất hữu cơ của Hội đồng EU (834/2007), thì hiện cũng chưa có tiêu chuẩn khai thác chi tiết nào để chứng minh tính bền vững của hoạt động khai thác "hữu cơ".

Việc đảm bảo rằng các thành phần thực vật tự nhiên được thu hái theo quy định pháp luật trong nước và quốc tế là bước khởi đầu tốt. Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng nên rà soát nội bộ các loài hiện đang được buôn bán và thực hiện các bước để đảm bảo những sản phẩm này được khai thác bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc.

Cần có các cam kết mạnh mẽ hơn nữa từ các nhà sản xuất, chế biến, cung cấp và hiệp hội người tiêu dùng để đảm bảo hoạt động khai thác được thực hiện có đạo đức và không ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại của các loài mục tiêu hoặc hệ sinh thái.

bước tiếp theo

Nhiều hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể góp phần bảo vệ cả loài thực vật hoang dã và những người phụ thuộc vào chúng.

Dưới đây là danh sách các biện pháp tối thiểu mà hệ thống truy xuất nguồn gốc nên thực hiện để hướng tới hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã bền vững, minh bạch và có thể truy xuất:

  • truy cập thông tin đáng tin cậy để chứng minh sự tuân thủ của các quốc gia/quốc tế
  • cung cấp hồ sơ truy xuất nguồn gốc gồm thông tin về nguồn gốc và sự di chuyển của sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng
  • đảm bảo dữ liệu chính như tên loài, nguồn gốc và hồ sơ xử lý phải được bao gồm trong các chuỗi cung ứng
  • sử dụng thiết bị ghi âm kỹ thuật số, theo dõi dữ liệu
  • sử dụng xác minh và kiểm toán độc lập